Bị mụn nội tiết có nên nặn không?

2023-04-20 09:59:37

Mụn nội tiết có nên nặn không? Nếu nặn thì có hết được không hay có cách nào điều trị mụn nội tiết hiệu quả? Là câu hỏi muốn được giải đáp của đại đa số chị em trong giai đoạn dậy thì hoặc đang bị rối loạn nội tiết gây mụn.

mụn nội tiết có nên nặn không

Mụn nội tiết có tên gọi phổ thông khác là mụn trứng cá. Đây là loại mụn mọc phổ biến khi cơ thể đang trải qua những thay đổi về nội tiết tố như thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì, xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang bầu hoặc sau khi sinh, tiền mãn kinh - mãn kinh. 

Theo thống kê ước tính 50% phụ nữ độ tuổi từ 20 - 29 bị mụn do nội tiết tố, còn ở độ tuổi 40 - 49 thì con số là khoảng 25%. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khoẻ tuy nhiên loại mụn này lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhan sắc, khiến bản thân người bị cảm thấy mất tự tin và mặc cảm với những người xung quanh. 

I. Dấu hiệu cho thấy bạn bị mụn nội tiết

Bởi mụn nội tiết rất dễ bị nhầm lẫn với các loại mụn thông thường cho nên quá trình điều trị sẽ gặp nhiều vấn đề và không hiệu quả nếu như bạn xác định sai loại mụn. 

Để điều trị nhanh chóng, một số dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết giúp giảm thiểu các rủi ro và rút ngắn thời gian điều trị:

  • Mụn nội tiết sẽ xuất hiện nhiều vào thời gian nhất định như gần đến chu kỳ kinh nguyệt, đang trong giai đoạn dậy thì, đang trong thời kỳ mang thai hoặc bước vào giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh. Đây là thời điểm nội tiết tố có những thay đổi khiến tuyến bã nhờn tiết nhiều nhất dẫn đến tỷ lệ mọc mụn bọc, mụn viêm cao.
  • Khi căng thẳng, stress, cơ thể sẽ giải phóng 1 loại hormone có tên cortisol - kích thích vi khuẩn sinh sôi và gây mọc mụn nội tiết. Chính vì thế mà nếu trường hợp bạn thường bị nổi mụn mỗi khi bị áp lực hay stress vì vấn đề nào đó trong cuộc sống thì mụn này chính là mụn nội tiết. 
  • Mụn xuất hiện nhiều ở cằm và xương hàm: Mụn mọc ở vùng này là dấu hiệu cho thấy nội tiết tố của bạn đang có vấn đề và là nguyên nhân gây ra mụn. Lý do là bởi cơ thể sản sinh quá nhiều hormone dẫn đến tuyến dầu ở cằm và xương hàm sản sinh mạnh gây mụn. Ngoài ra mụn nội tiết còn có thể xuất hiện nhiều ở lưng, ngực hoặc vai…
  • Mụn mủ, mụn nang: Khi nội tiết mất cân bằng, xu hướng mụn do rối loạn hormone nội tiết tố thường là mụn mủ và mụn nang, mụn bọc. Các loại mụn này khi xuất hiện đều gây sưng tấy và đau nhức khó chịu. 
>>> XEM THÊM: Da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn là bị gì? Nguyên nhân và cách xử lý

II. Mụn nội tiết có nên nặn không?

Khi mụn nội tiết xuất hiện, chị em thường cảm thấy ngứa, mụn cồi lên khó chịu nên dễ phản xạ đưa tay lên xờ, gãi mụn. Cộng với đó là cảm giác sưng tấy và đau khiến nhiều người có xu hướng nặn mụn. Nhưng mụn nội tiết có nên nặn không? Điều này tuyệt đối không nên! Bởi nặn mụn có thể khiến da bị nhiễm khuẩn và khiến tình trạng mụn xuất hiện nặng hơn thậm chí là nhiễm trùng da.

Mụn nội tiết có thể tự hết nhưng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và khoảng thời gian nhất định. Vì nguyên nhân xuất phát do nội tiết tố nên chúng hoàn toàn có thể quay lại vào bất cứ thời điểm nào mỗi khi hàm lượng nội tiết dao động mạnh và tình trạng hết mụn nội tiết chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Thường quá trình trị mụn nội tiêt mất thời gian khá lâu dài, đòi hỏi cần kiên trì và xây dựng một chế độ điều trị, ăn uống, sinh hoạt rất khắt khe và khoa học.

Đặc biệt, nếu mụn nội tiết xuất hiện nhiều và nặng thì cần phải cẩn trọng lựa chọn can thiệp đúng phương pháp điều trị. Mụn do nội tiết tố là các dạng u nang nằm sâu dưới da nên các loại kem bôi da bên ngoài không thể tiếp cận, chính vì thế mà cần sử dụng thuốc để điều chỉnh lại hormone nội tiết trong cơ thể.

Mụn nội tiết có nên nặn không

Không nên nặn mụn nội tiết

>>> XEM THÊM: Bật mí bạn cách cải thiện da sạm đen không đều màu

III. Bị mụn nội tiết nên ăn gì? Kiêng gì?

Để hỗ trợ điều trị mụn nội tiết tốt nhất thì dinh dưỡng là một trong các yếu tố vô cùng quan trọng. Cơ thể cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng mụn, bên cạnh đó cũng nên hạn chế một số thực phẩm tác động tiêu cực đến nội tiết và khiến mụn xuất hiện nhiều hơn. 

Các thực phẩm tác động tích cực đến trị mụn nội tiết 

  • Rau xanh: Súp lơ, cà rốt, cải xanh hay bí… đều cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày. 
  • Ngũ cốc nguyên hạt hay củ quả chứa tinh bột: Yến mạch, gạo lứt, kiều mạch, khoai lang…
  • Protein: Cá hồi, gà, trứng…
  • Trái cây: Bơ, nho, bưởi, cam, cherry…
  • Sữa thực vật: Sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa hạt điều...
  • Chất béo lành mạnh: Dầu oliu, các loại hạt, trứng, dầu dừa…
  • Đồ uống lành mạnh không chứa đường: Nước lọc, trà xanh, nước hoa quả…
  • Các loại thảo mộc hoặc gia vị: Nghệ, hạt tiêu, gừng…

Các thực phẩm cần tránh do có tác động xấu đến quá trình điều trị mụn nội tiết: 

  • Đồ ăn cay nóng: Ảnh hưởng đến quá trình giải độc và thanh nhiệt bên trong, khiến da dễ nổi mụn và kích ứng.
  • Đồ dầu mỡ chiên rán: Xúc xích, gà chiên, khoai tây chiên… Dễ gây tích dịch nhờn bít tắc lỗ chân lông. 
  • Rau muống: Loại thực phẩm này thực sự gây tác động tiêu cực lên làn da khi kích thích sinh collagen tạo các sẹo lồi lên các vết thương do mụn.
  • Đồ ngọt: Bánh, đường… Những loại đồ ăn ngọt này phá hủy các liên kết phục hồi da như collagen và protein elastin do đó kìm hãm tốc độ phục hồi vết thương gây ra do mụn nội tiết. 
Mụn nội tiết có nên nặn không
Mụn nội tiết nên kiêng đồ ăn chiên rán

IV. Cách chăm sóc da bị mụn nội tiết

Làm sạch da mỗi ngày 

Nội tiết rối loạn, tuyến nội tiết hoạt động mạnh dẫn đến sợi bã nhờn trên da tiết ra nhiều hơn. Lỗ chân lông to, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mụn. 

Do đó, làm sạch da là bước căn bản giúp bảo vệ bảo vệ da mặt luôn sạch sẽ, ngăn mụn hình thành và phục hồi nhanh hơn.

Sử dụng toner làm sạch và cấp ẩm 

Thoa toner là một trong các bước dưỡng da quen thuộc và vô cùng cần thiết trong quá trình skincare. Toner không chỉ có tác dụng cấp ẩm, mà còn có thể cân bằng độ pH và se khít lỗ chân lông. 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại toner với các thành phần và công dụng chuyên sâu khác nhau, đặc biệt là với làn da mụn. Vì vậy chị em có thể tìm hiểu thêm về các loại toner này.

Dưỡng ẩm đầy đủ 

Một sai lầm khá nhiều người mắc phải khi cho rằng, da mụn tiết nhiều dầu thì không cần dùng dưỡng ẩm, hoặc thậm chí là không nên dưỡng ẩm. Tuy nhiên điều này chỉ càng khiến tình trạng bã nhờn và mụn trên da phát triển theo chiều hướng nặng nề. 

Thực chất, tình trạng tiết dầu là do làn da đang bị mất nước, thiếu độ ẩm trầm trọng. Tiết dầu là cách bảo vệ làn da khỏi các tổn thương, viêm nhiễm do thiếu hụt độ ẩm. 

Vì vậy dưỡng ẩm luôn luôn cần thiết, đặc biệt là với người da dầu, lỗ chân lông to. 

Sử dụng kem chống nắng

Da bị mụn nội tiết rất dễ bị tổn thương, trở nên nhạy cảm với tia UV từ ánh nắng mặt trời. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục vết thương và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực rõ rệt trên làn da. 

Do đó, trước khi ra ngoài đường bạn cần thoa một lớp kem chống nắng, cùng với đó là che chắn cơ thể cẩn thận bằng khẩu trang, áo chống nắng và kính râm…

Sử dụng kem chống nắng bảo vệ làn da bị mụn nội tiết

Sử dụng kem chống nắng bảo vệ làn da bị mụn nội tiết

Hạn chế trang điểm

Các loại mỹ phẩm trang điểm sẽ khiến lỗ chân lông dễ bị bít tắc, nhất là khi bạn tẩy trang không sạch. 

Đặc biệt là với các dạng mụn nang, mụn bọc… các mỹ phẩm trang điểm thực sự gây ảnh hưởng tiêu cực và có xu hướng hình thành nhiều mụn hơn trước đó. 

Vì vậy, nếu có thể hãy hạn chế trang điểm để cải thiện tình trạng mụn hiện tại và phát triển chúng theo hướng tích cực hơn.

Trị mụn nội tiết hiệu quả nhất thì chăm sóc da là chưa đủ

Để thoát khỏi cảnh mụn mọc lâu dài thì chăm sóc da mặt không thôi là không đủ. Bởi mụn nội tiết xuất hiện do nội tiết tố bên trong cơ thể bị rối loạn, tác động ngoài da chỉ hỗ trợ làm sạch và cải thiện tình trạng mụn. Nếu không tác động được đúng căn nguyên, mụn vẫn mọc và tần suất vẫn không có chiều hướng suy giảm. 

Mụn thường mọc nhiều vào các thời điểm như trong giai đoạn dậy thì, gần chu kỳ kinh nguyệt, trong khi mang thai và bước vào thời kỳ mãn kinh vì lúc này nội tiết tố đang dao động mạnh nhất. 

Cụ thể, trong giai đoạn dậy thì nội tiết tố thường có chiều hướng rối loạn mạnh nhất do cơ thể đang bước vào thời kỳ tăng trưởng các mô. Cân bằng hàm lượng hormone nội tiết trong thời gian này là cách khắc chế khả năng hình thành mụn. 

Tương tự khi bước vào thời kỳ mãn kinh, buồng trứng suy giảm, hormone nội tiết thiếu hụt trầm trọng gây ra các rối loạn tiêu cực. Việc bù đắp và cân bằng lại hormone nội tiết bằng nguồn nội tiết tự nhiên là việc cần làm, giúp kéo dài khả năng hoạt động của buồng trứng và nhanh chóng cải thiện các tác động tiêu cực do suy giảm nội tiết tố gây ra. 

Để an toàn và dễ sử dụng nhất đối với cơ thể, chị em nên lựa chọn các sản phẩm nội tiết thảo dược thuần thiên nhiên. Điều này không chỉ đảm bảo hạn chế tối đa các tác dụng phụ, mà hiện giờ tác dụng của các sản phẩm này được cải tiến rất nhiều nên có thể so sánh tương đương với các liệu pháp thay thế hormone. 

Viên nội tiết Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 là một sản phẩm đáng lựa chọn khi được nghiên cứu và sản xuất tại hãng dược phẩm hàng đầu cả nước. 

Sản phẩm với cơ chế khác biệt khi tác động vào buồng trứng để kích thích tự sản sinh hormone tự nhiên, cân bằng và điều chỉnh các rối loạn trong buồng trứng, nguồn nội tiết tố cơ thể được ổn định nhanh chóng và đem lại hiệu quả rõ rệt, giúp hàng triệu chị em thoát khỏi ám ảnh khi nội tiết rối loạn, đặc biệt là các vấn đề về làn da như mụn bọc, mun nang, da sạm, nhăn nheo chảy xệ…

Bên cạnh đó, khả năng không gây tích nước cũng chính là điểm sáng giúp sản phẩm này chiếm trọn cảm tình phái đẹp.

Qua bài viết bên trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi mụn nội tiết có nên nặn không? Đáp án là không nên nặn mụn nội tiết. Cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này chính là cân bằng nội tiết tố bị rối loạn, có như vậy mụn mới được khắc chế và không xuất hiện trở lại. Bên cạnh đó, skincare mỗi ngày đúng cách cũng là cách hỗ trợ cải thiện làn da mụn, hạn chế các vết thâm do mụn để lại hiệu quả hơn.

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading