I - Những nguyên nhân gây đau, nhức mỏi đầu gối về đêm phổ biến
Đau nhức khớp gối về đêm diễn ra đột ngột khiến người bệnh bị mất ngủ và gây mệt mỏi sau khi tỉnh giấc. Cơn đau tại đầu gối có thể do nguyên nhân sau:
1. Chấn thương
Chấn thương tại đầu gối do tai nạn giao thông, vận động quá mạnh… sẽ làm tổn thương tới sụn khớp, xương và dây chằng. Chính điều này sẽ gây hình thành những cơn đau bất chợt ngay cả khi cơ thể đang trong trạng thái nghỉ vào buổi đêm.
2. Thời tiết thay đổi
Thời tiết trở lạnh đột ngột vào ban đêm là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị đau khớp gối, đặc biệt là với ai có tiền sử mắc các bệnh như viêm khớp gối… Tình trạng bệnh cũng sẽ diễn biến nặng hơn nếu cơ thể không được giữ ấm.
3. Hoạt động ban ngày quá mức
Nếu vào ban ngày bạn phải vận động khớp gối quá nhiều, đi bộ trong thời gian dài hay đứng một chỗ quá lâu… thì về đêm những cơn đau có thể xuất hiện tại vùng đầu gối. Đó là do khu vực này đã bị tổn thương khi chúng phải làm việc quá sức vào ban ngày.
XEM THÊM: Đau nhức khớp gối có nên đi bộ không?
4. Chứng béo phì
Béo phì cũng là căn nguyên sâu xa gây đau khớp gối về đêm. Vì vùng đầu gối phải nâng đỡ cho toàn bộ cơ thể. Do vậy nếu nó phải chịu áp lực quá lớn trong thời gian dài sẽ có thể làm tổn thương tại khớp gối, gây ra cơn đau cả vào ban đêm và ban ngày.
5. Ảnh hưởng phụ của thuốc
Việc sử dụng những loại thuốc điều trị, ví dụ như thuốc statin chỉ định cho các đối tượng có cholesterol tăng cao có thể gây nên các tác dụng phụ như bị đau khớp gối về đêm… Tình trạng này thường sẽ kết thúc khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc.
II - Thường xuyên đau mỏi đầu gối về đêm cảnh báo bệnh gì?
Đau nhức khớp gối về đêm không chỉ là phản ứng của cơ thể trước những tác động từ yếu tố bên ngoài. Đây còn có thể là báo hiệu của các bệnh lý về xương khớp như:
1. Thoái hóa khớp
Những cơn đau khớp gối về đêm do thoái hóa khớp thường sẽ tái phát thường xuyên. Bệnh hình thành do phần mô mềm ở khớp xuất hiện sự mài mòn theo thời gian, khiến các xương đầu gối cọ xát với nhau, gây kích ứng, viêm và hình thành cơn đau.
Người bệnh không chỉ bị đau khớp gối khi ngủ, mà những cơn đau còn có thể xuất hiện khi đứng lâu, cúi xuống, bước cầu thang…
NÊN ĐỌC: Bị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống
2. Viêm khớp
Viêm khớp là bệnh lý mãn tính ảnh hưởng tới các vị trí khớp trên khắp cơ thể, gồm cả khớp gối. Người bệnh sẽ phải hứng chịu cơn đau tại đầu gối do lớp màng hoạt dịch bao phủ lấy khớp gối bị sưng lên, kéo theo đó là tình trạng cứng khớp…
3. Hội chứng đau xương bánh chè
Hội chứng đau xương bánh chè thường gặp ở những người hay chạy bộ, vận động quá mạnh hoặc bị chấn thương… Cơn đau âm ỉ sẽ xuất hiện tại phía sau bánh chè, hoặc người bệnh có thể cảm nhận được những tiếng lạo xạo phát ra từ xương bánh chè.
4. Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch gây cảm giác sưng đau tại khu vực bánh chè hoặc bên trên đầu gối. Bệnh khởi phát chủ yếu là do viêm túi chứa phần dịch lỏng tại phần khớp gối, khiến túi dịch sưng lên, tạo áp lực cho những vùng lân cận.
5. Bệnh Gout
Bệnh gout là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp gối. Tình trạng này thường diễn biến nặng hơn nếu nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao và lắng đọng tại vùng khớp gối. Khi ấy, người bệnh có thể sẽ phải hứng chịu những cơn đau dữ dội và kéo dài đến vài ngày, thậm chí là vài tuần.
III - Vì sao cơn đau nhức đầu gối thường nặng hơn về đêm khi đi ngủ?
Trên thực tế, có rất nhiều tác nhân khiến bạn cảm thấy đầu gối bị đau dữ dội hơn về đêm, nhưng tình trạng này chủ yếu xuất phát từ 2 lý do sau:
1. Cơ thể đang bước vào trạng thái thư giãn
Thông thường, bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau đầu gối vào ban đêm một cách chân thực hơn. Do lúc này tâm trí đang được thả lỏng, nên hệ thần kinh cũng sẽ trở nên nhạy cảm và phản ứng mạnh mẽ hơn với những cơn đau.
Bên cạnh đó, khi đi ngủ, lượng cortisol trong cơ thể được sản xuất ít hơn. Ở mức độ vừa phải, cortisol đem đến tác dụng giảm viêm, kiểm soát cơn đau. Vì thế, lượng cortisol trong cơ thể ít hơn khi đi ngủ sẽ khiến người bệnh thấy đau gối, khó chịu hơn.
ĐỪNG BỎ QUA: Những loại thực phẩm tốt cho người bị đau khớp gối
2. Sự yên tĩnh làm tăng khả năng cảm nhận
Khi ngủ, cơ thể chúng ta thường không có nhiều hoạt động khác để tạm quên đi cảm giác đau nhức. Ngoài ra, sự yên tĩnh của môi trường xung quanh sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu nhiều hơn với cơn đau tại khu vực đầu gối, đồng thời cảm nhận được cường độ đau một cách rõ ràng hơn.
IV - Nhức mỏi đầu gối khi ngủ ban đêm phải làm sao điều trị?
Đau nhức đầu gối về đêm không chỉ gây gián đoạn giấc ngủ, nó còn để lại những hệ lụy cho sức khỏe, cũng như là tinh thần của người bệnh nếu như tái phát liên tục. Nếu gặp hiện tượng này, bạn có thể giải quyết thông qua những giải pháp sau:
1. Chườm nóng, lạnh đầu gối
Chường lạnh và chườm nóng là các cách thức đơn giản nhưng khá hiệu nghiệm để kiểm soát cơn đau tại khu vực đầu gối. Bạn có thể chườm lạnh để làm chậm tốc độ viêm, giảm sưng tấy (cách thức khá phù hợp để giảm đau do chấn thương sau 48 giờ). Mặt khác, chườm nóng lại là lựa chọn hợp lý hơn dành cho những ai đang bị các bệnh xương khớp mãn tính, giúp giảm cảm giác khó chịu cho bạn (không áp dụng cho các vết thương hở, viêm da…).
2. Kê cao đầu gối khi đi ngủ
Bạn có thể đặt gối bên dưới khớp gối bị đau của mình. Bởi việc nâng khớp gối trong thời gian nghỉ ngơi sẽ làm giảm sự tích tụ dịch trong đầu gối. Điều này không chỉ giúp giảm sưng đau hiệu quả mà còn khiến bạn thấy dễ chịu hơn.
3. Giãn cơ trước khi ngủ
Những bài tập tăng cường khả năng chịu lực của khớp gối cũng là cách giúp giảm đau nhức khớp gối về đêm hiệu quả. Bạn có thể nằm hoặc ngồi, sau đó giữ cho chân luôn thẳng, hoặc nâng hạ chân để kéo giãn cơ…
ĐỌC THÊM: Các phương pháp điều trị đau khớp gối tại nhà
4. Uống thuốc hỗ trợ điều trị xương khớp
Thuốc kháng viêm NSAID như ibuprofen, aproxen… là những loại thuốc Tây y có thể được chỉ định cho bệnh nhân bị đau khớp đầu gối. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống trong thời gian ngắn để tránh gây gánh nặng cho gan, thận, làm viêm loét dạ dày hoặc nhờn thuốc.
Đáng nói, những cơn đau khớp dữ dội về đêm, lặp lại thường xuyên có thể là báo hiệu của bệnh xương khớp mạn tính, do sự thương tổn của sụn khớp gây nên. Những loại thuốc kể trên chỉ giúp giảm đau tức thời, không có tác dụng phòng ngừa tái phát bệnh.
5. Đông y khắc phục bệnh xương khớp
Đông y kiểm soát tốt cơn đau và phòng ngừa sự tái phát nhờ tác động sâu vào nguồn căn gây bệnh, phục hồi chức năng của ổ khớp, tăng cường dịch tiết tại khu vực này và khiến sụn khớp hoạt động nhịp nhàng hơn. Đặc biệt, Đông y tác động trực tiếp đến yếu tố cơ địa của người bệnh, bình ổn sức khỏe nhờ gia tăng lưu thông khí huyết bên trong cơ thể, giúp giảm tần suất và mức độ đau tại vùng khớp gối.
Viên khớp Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2, giải pháp an toàn và hiệu quả vượt trội cho người bệnh xương khớp, thoái hóa khớp, đặc biệt là các trường hợp mạn tính, giúp bệnh nhân không còn phải đối mặt với những cơn đau, sớm hồi phục sức khỏe và khả năng vận động cũng như hạn chế được tối đa nguy cơ bệnh tái phát.
Sản phẩm được tinh chế từ dược liệu quý theo bài thuốc Ngự y mật phương - chuyên dùng để chữa trị cho vua chúa nhà Nguyễn thời xưa. Tuy nhiên, công thức bào chế đã được các dược sĩ của dược phẩm Nhất Nhất nghiên cứu và tinh chỉnh để phù hợp với cơ địa của người hiện đại.
XEM NGAY: Các loại thuốc cho người bị đau nhức khớp gối
6. Phẫu thuật
Những phương pháp phẫu thuật can thiệp có thể được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp gối tiến triển, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Các bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành sửa chữa lại những khớp gối đang bị tổn thương, hoặc thậm chí là thay khớp gối nhân tạo nếu như khớp gối bệnh nhân đã bị hư hại hoàn toàn và không còn đáp ứng chức năng cơ bản.
V - Những lưu ý để hạn chế đau mỏi khớp gối về đêm
Để hạn chế tình trạng đau nhức khớp gối về đêm, bệnh nhân nên chủ động nâng cao ý thức về bảo vệ cho các khớp xương của chính mình, bằng cách:
- Duy trì những thói quen vận động tốt cho xương khớp.
- Lựa chọn giày dép phù hợp với cấu trúc cơ thể, cũng như là kích cỡ của bàn chân để bảo vệ xương khớp lâu dài.
- Kiểm soát cân nặng để không gây ra áp lực cho xương khớp.
- Hạn chế ngồi quá lâu, đứng thẳng trong thời gian dài để không tạo áp lực lớn cho sụn khớp.
Như bạn đã thấy, đau nhức khớp gối về đêm nếu tái phát thường xuyên sẽ tiềm ẩn nhiều cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe. Việc tìm hiểu đúng và can thiệp sớm sẽ giúp bạn phòng ngừa đáng kể rủi ro. Do đó, hãy thăm khám bác sĩ ngay khi phát hiện dấu hiệu đau khớp bất thường.
DS. Linh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dau-nhuc-moi-dau-goi-vao-ban-dem-la-benh-gi-xu-ly-ra-sao-n22028.html