Cách phân biệt bệnh trĩ và sa trực tràng

2023-09-05 10:49:41

Trĩ và sa trực tràng đều là bệnh thuộc vùng hậu môn - trực tràng có một vài biểu hiện dễ nhầm lẫn với nhau. Vậy cách phân biệt bệnh trĩ và sa trực tràng qua các biểu hiện như thế nào hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I - Tìm hiểu về bệnh sa trực tràng và trĩ

1. Bệnh sa trực tràng

Trực tràng là phần cuối của ruột già phần còn lại được nối vào phần đầu của ống hậu môn. Sa trực tràng là tình trạng niêm mạc trực tràng bị giãn ra ngoài hậu môn có thể sa 1 phần hoặc sa toàn bộ trực tràng.

Sa trực tràng không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng lại gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Một số trường hợp trực tràng bị sa ra ngoài nhiều bị mắc kẹt bên ngoài hậu môn có thể dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử hoặc tắc nghẽn hậu môn.

Bệnh sa trực tràng

Trực tràng khỏe mạnh và trực tràng bị sa ra ngoài

2. Bệnh trĩ

Trĩ là tình trạng các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn bị suy yếu và giãn ra từ đó các búi trĩ được hình thành. Búi trĩ có thể hình thành ở phía trong, ngoài hoặc đồng thời cả hai vì vậy trĩ được chia làm 3 dạng: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

II - Bệnh trĩ và bệnh sa trực tràng có điểm gì giống nhau?

Bệnh trĩ và sa trực tràng thường bị nhầm lẫn với nhau do có một số đặc điểm, biểu hiện giống nhau, cụ thể:

  • Đau và ngứa vùng hậu môn: Do búi trĩ hoặc phần trực tràng bị sa xuống ma sát, gây vướng víu ở ống hậu môn nên cả trĩ và sa trực tràng đều có tình trạng trạng đau rát, khó chịu đặc biệt là lúc đi đại tiện. Ngoài ra, cả 2 trường hợp trên đều có tiết dịch nhầy ở hậu môn từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển gây ngứa ngáy, viêm nhiễm.
  • Đi ngoài ra máu: Máu tươi xuất hiện do búi trĩ hoặc phần trực tràng sa xuống bị ma sát trong quá trình đi đại tiện.
  • Xuất hiện búi sa: Bệnh trĩ nếu không chữa trĩ các búi trĩ sẽ lớn dần và sa ra ngoài hậu môn. Sa trực tràng cũng xuất hiện búi ở hậu môn do niêm mạc trực tràng sa xuống.

III - Phân biệt trĩ và bệnh sa trực tràng bằng cách nào?

Tuy rằng có nhiều điểm chung những vẫn có thể phân biệt 2 bệnh này qua các đặc điểm riêng dưới đây:

1. Qua hiện tượng đi ngoài ra máu

  • Sa trực tràng: Có máu tươi dính lẫn vào phân trong lúc đi đại tiện nhưng số lượng không nhiều.
  • Trĩ: Có máu đỏ tươi nhưng không lẫn vào phân. Số lượng máu tăng theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh, khi mới giai đoạn đầu máu chảy ít chỉ vài giọt càng về sau số lượng máu tăng lên có thể chảy nhỏ giọt hoặc bắn thành tia.

Phân biệt sa trực tràng và trĩ qua triệu chứng chảy máu

Bệnh trĩ thường gây chảy máu đỏ tươi, số lượng nhiều

2. Qua biểu hiện búi sa

  • Sa trực tràng: Phần sa xuống mềm, dài và tròn đều, có nếp niêm mạc gấp ở xung quanh hậu môn, phần sa xuống tiết ra nhiều dịch nhầy ẩm ướt. Ban đầu có màu hồng nhạt lâu dần chuyển sang xanh tím có thể có lở loét, nhiễm trùng sau đó nếu không được chữa trị kịp thời.
  • Trĩ: Búi trĩ xuất hiện ở mép hậu môn nếu là trĩ ngoại hoặc sa từ bên trong ống hậu môn xuống nếu là trĩ nội. Có thể chỉ có 1 hoặc nhiều búi trĩ có kích thước khác nhau. Búi trĩ gây đau đớn, khó chịu, vướng víu cảm giác khó chịu tăng lên khi đi đại tiện.

Phân biệt búi sa trĩ và sa trực tràng

Trĩ và sa trực tràng có sự khác biệt về búi sa

3. Qua một số biểu hiện riêng của sa trực tràng

Ngoài những biểu hiện trên có thể phân biệt trĩ và sa trực tràng qua những biểu hiện mà chỉ khi bị sa trực tràng mới xuất hiện dưới đây:

  • Bụng có cảm giác đầy chướng, no.
  • Rò rỉ phân hoặc đi ngoài không tự chủ.
  • Phần trực tràng sa xuống tạo thành một hình tròn đồng tâm.

Tìm hiểu thêm: Nứt hậu môn có phải bệnh trĩ không? Cách phân biệt ra sao?

IV - Làm thế nào để phòng ngừa trĩ và sa trực tràng?

Để phòng ngừa trĩ hoặc sa trực tràng xuất hiện cần lưu ý một số điều dưới đây:

1. Vận động điều độ, an toàn

Nên luyện tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, dưỡng sinh… Còn những bài tập cường độ cao như nâng tạ, chạy bộ… cần hạn chế để tránh gây áp lực lên hậu môn từ đó ngăn ngừa trĩ hoặc sa trực tràng hình thành.

Ngoài ra không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, nếu do tính chất công việc bắt buộc phải vậy nên thường xuyên đi lại vài phút để giảm tải áp lực dồn lên hậu môn.

2. Không sử dụng thuốc bừa bãi

Một số loại thuốc nếu sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn tới sa trực tràng hoặc trĩ như thuốc trầm cảm, thuốc kháng sinh…Đặc biệt nhóm thuốc nhuận tràng không được sử dụng thường xuyên vì điều đó sẽ khiến các cơ vùng hậu môn trở nên suy yếu, lỏng lẻo từ đó dễ dẫn tới sa trực tràng.

Dùng thuốc đúng cách

Dùng thuốc theo đơn, tránh lạm dụng hoặc sử dụng bừa bãi

3. Xây dựng thói quen đại tiện

Không nhịn đi đại tiện và nên tạo thói quen đi đại tiện vào một thời điểm cố định để tạo ra một phản xạ đi đại tiện tự nhiên, giảm nhẹ áp lực cho hậu môn do quá trình đại tiện gây ra.

4. Chế độ ăn khoa học

Nên ăn nhiều rau của quả tươi để bổ sung chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng. Đặc biệt là một số loại rau nhơn nhớt như: Mồng tơi, rau đay…; Một số loại rau củ có tính nhuận tràng như: Khoai lang, thăng long,đu đủ, chuối…

Nên uống đủ nước mỗi ngày khoảng 1,5-2 lít nước để tăng cường hệ tiêu hóa hoạt động, hạn chế táo bón.

Không nên ăn nhiều những loại đồ ăn gây khó tiêu, đồ ăn nhiều mỡ, đồ ăn quá mặn, đồ uống kích thích (rượu, bia, cà phê…), sữa hoặc chế phẩm từ sữa.

Giữ chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học

Người bị trĩ hoặc sa trực tràng nên hạn chế đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ

Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn phân biệt được trĩ và sa trực tràng. Nếu xuất hiện những biểu hiện nghi ngờ bị trĩ hoặc sa trực tràng nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán xác định từ đó có hướng điều trị phù hợp, kịp thời.

Lên đầu trang
Loading