Đau nửa đầu bên trái: Nguyên nhân & Cách điều trị

2023-03-14 16:16:14

Có những ngày bạn bị những cơn đau nửa đầu bên trái “hành hạ” khiến người dường như chẳng có chút sức lực nào. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Triệu chứng ra sao và làm thế nào để điều trị hiệu quả giúp giảm bớt những cơn đau khó chịu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết đưới đây.

I - Đau nửa đầu bên trái là gì?

Đau nửa đầu bên trái là một hiện tượng đau đầu thường gặp, mà đặc trưng là cảm giác đau nhức hoặc nhói ở khu vực nửa đầu phía bên trái. Với mỗi người mắc sẽ có những đặc điểm cơn đau khác nhau, nhưng về cơ bản thì cơn đau nửa đầu thường diễn ra ở vùng nửa đầu trái, sau đó lan sang các khu vực xung quanh như hốc mắt, thái dương, đỉnh đầu hoặc phía sau gáy. Theo các bác sỹ chuyên khoa, phần lớn người bệnh mô tả cảm giác đau dữ dội không ngừng, cơn đau nhói và giật theo từng nhịp của mạch đập, nhất là ở khu vực hốc mắt.

Bệnh đau nửa đầu bên trái là gì?

II - Nhận biết các triệu chứng của đau nửa đầu bên trái

Chứng đau nửa đầu bên trái xuất hiện chính là dấu hiệu đáng báo động cảnh báo những bệnh lý tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 12% tới gần 30% dân số bị “hành hạ” bởi bệnh lý này.

Cơn đau nhức đầu có tính chất chu kỳ lặp lại theo tuần, theo tháng, theo năm với những biểu hiện cụ thể:

  • Đau đầu bên trái theo từng cơn và kéo theo cảm giác nhức mắt, đặc biệt là ở hốc mắt trái.
  • Cơn đau kéo đến theo kiểu giật giật liên hồi, khi vận động mạnh sẽ tăng nhiều hơn.
  • Cơn đau có thể kèm theo tình trạng nôn, buồn nôn, chóng mặt. Lúc này, sự nhạy cảm của người bệnh tăng lên, nhất là đối với âm thanh hoặc ánh sáng.
  • Đau nửa đầu nhói buốt theo từng nhịp đập của mạch (dây thần kinh).
  • Một số trường hợp sẽ bị chảy nước mũi, mặt đỏ bừng, chảy mồ hôi, thậm chí là sụp mí mắt.
  • Có cảm giác như bị ngứa ở mặt hoặc ở các chi, tê rần ở nửa bên đầu.
  • Cứng cổ, khả năng vận động kém.
  • Thời gian đau kéo dài từ vài giờ đồng hồ hoặc cũng có thể kéo dài tới 2, 3 ngày.

Triệu chứng nhận biết đau nửa đầu bên trái

III - Một số nguyên nhân gây đau nửa đầu bên trái

Biết được những nguyên nhân gây đau nửa đầu bên trái giúp người bệnh có thể chủ động phòng ngừa một cách tích cực.

1. Lối sống sinh hoạt kém khoa học

Đôi khi những ảnh hưởng từ chính lối sống, sinh hoạt thường ngày là nguồn cơn dẫn đến tình trạng này. Để hạn chế bệnh, hãy cố gắng tránh xa các thói quen xấu dưới đây:

  • Uống nhiều bia rượu, đồ uống có cồn ảnh hưởng đến chức năng não bộ.
  • Uống nhiều trà, cà phê… dẫn đến tình trạng đau đầu, mất ngủ, giấc ngủ không sâu, uể oải.
  • Làm việc nhiều, thức khuya, ngủ không đủ giấc, không tuân thủ đúng giờ giấc sinh hoạt thường ngày gây đau nửa đầu trái kéo dài.
Đau nửa đầu bên trái do lối sống thiếu khoa học

2. Thay đổi hormone nội tiết

Trong trường hợp tình trạng đau đầu bên trái chỉ xảy ra mỗi khi đến tháng, mang thai hoặc giai đoạn tiền mãn kinh, thì đó có thể là do sự thay đổi của hormone nội tiết.

Xem thêm: Bệnh đau đầu ở phụ nữ

3. Căng thẳng, stress kéo dài

Theo thống kê, có tới 42% người bệnh gặp phải tình trạng đau đầu là do yếu tố căng thẳng kéo dài. Căng thẳng có thể xuất phát từ công việc, cuộc sống gây căng thẳng thần kinh, hoặc vận động mạnh, ngủ sai tư thế gây căng thẳng cơ. Khi đó cơ thể sẽ bắt đầu phản ứng bằng triệu chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu, mà phổ biến là phía bên trái.

4. Chấn thương vùng đầu

Những người bị tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, té ngã mà bị va đập vùng đầu có đến 30% nguy cơ gặp phải triệu chứng đau nửa đầu bên trái. Nguyên nhân có thể là do có máu hoặc dịch tụ lại dưới sọ. Lưu ý rằng, khi những triệu chứng đau đầu gia tăng với mức độ nặng hơn, kèm với những biểu hiện như run rẩy, yếu tay chân, mất ngủ, khó phát âm… thì người bệnh cần đi thăm khám càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời.

Đau đầu trái sau chấn thương vùng đầu

5. Nhiễm trùng hoặc dị ứng

Khi bị cảm lạnh, cảm cúm; bạn sẽ thường hay bị nhiễm trùng đường hô hấp. Điều này cũng có thể dẫn tới những biểu hiện đau đầu hoặc đau nửa đầu. Ngoài ra thì khi gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm não, viêm màng não… cũng gây ra các cơn đau đầu này cùng với tình trạng sốt cao, co giật…

Những cơn đau nửa đầu bên trái xuất hiện cũng khả năng cao do bạn bị dị ứng. Dị ứng gây viêm mũi, nghẹt mũi, lan dần xuống các lỗ thông xoang gây tắc nghẽn, áp lực lên phía sau vùng trán, gò má dẫn tới đau đầu.

Viêm xoang, cảm, cúm có thể gây đau nửa đầu trái

6. Lạm dụng thuốc

Thuốc như một con dao hai lưỡi, việc lạm dụng có thể khiến đau đầu càng thêm đau. Người bệnh như bị rơi vào vòng luẩn quẩn bị đau đầu, uống thêm, bị đau và lại uống nhiều thuốc hơn. Theo đó, những loại thuốc giảm đau có chứa caffeiin, thuốc kê đơn liều cao triptans, thuốc Opioids… nếu dùng trong thời gian dài sẽ dễ gây ra tình trạng này. Đây còn được gọi là đau đầu hồi ứng, mà đau nửa đầu bên trái là biểu hiện thường thấy.

7. Dùng thiết bị điện tử liên tục

Việc khiến mắt tiếp xúc liên tục với ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính trong một thời gian dài sẽ kích thích những cơn đau đầu bên trái dữ dội hơn. Vậy nên trong cuộc sống thường ngày tốt nhất là chúng ta nên hạn chế tiếp xúc nhiều với điện thoại, tivi, máy tính…

8. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân đã đề cập, chứng đau nửa đầu bên trái vẫn có thể xảy ra từ những nguyên nhân sau:

  • Thường xuyên đội mũ quá chật: đội mũ bảo hiểm hay mũ bảo hộ lao động quá chật trong một thời gian dài gây áp lực lên phần đầu khiến cho bạn dễ bị đau nửa đầu trái hoặc đau cả đầu.
  • Huyết áp cao: Khi huyết áp tăng cao, cơn đau đầu thường xuất hiện kèm theo cùng hiện tượng chóng mặt, đánh trống ngực.
  • Thực phẩm, đồ uống: Người uống rượu bia thường xuyên, hoặc ăn một số loại thực phẩm có thể gây đau đầu như socola, cà phê sẽ có nguy cơ bị đau nửa đầu bên trái.
Nguyên nhân gây đau đầu bên trái

IV - Đau nửa đầu bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân thường gặp, hiện tượng đau nửa đầu trái đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một bệnh lý nguy hiểm nào đó, cụ thể:

1. Các bệnh về hệ thần kinh

Nếu người bệnh nhận thấy có những cơn đau nửa đầu bên trái khá dữ dội, đột ngột kèm theo những cơn đau nhẹ ở vai gáy, hàm thì các bạn cần hết sức lưu ý. Tình trạng đau đầu trên cảnh báo bạn đang gặp phải một số vấn đề như những cơn đau dây thần kinh chẩm, bị đau dây thần kinh sinh ba hay bị viêm động mạch thái dương.

Đau nửa đầu bên trái cảnh báo bệnh lý thần kinh

2. Chứng đau đầu cụm

Bệnh lý này còn còn được biết đến với tên gọi khác là đau đầu chuỗi. Chứng đau đầu cụm thường xuất hiện mà không rõ nguyên nhân, với các triệu chứng nhận biết dễ thấy nhất là đau một bên đầu, bồn chồn, căng thẳng, đau dữ dội.

3. Chứng đau nửa đầu (đau đầu Migraine)

Đau nửa đầu là bệnh lý thường gặp, ít gây nguy hại nhiều tới sức khỏe mà chỉ ảnh hưởng ít nhiều tới sinh hoạt hằng ngày của người mắc. Và một trong số các triệu chứng của tình trạng này chính là đau nửa đầu bên trái hoặc bên phải. Bệnh thường tự hết sau khoảng vài phút cho tới vài ngày tùy theo mức độ cơn đau và cơ địa của mỗi người.

Xem thêm: Đau nửa đầu bên phải có nguy hiểm không?

4. Tăng nhãn áp

Tình trạng này còn có tên gọi khác là thiên đầu thống, là nhóm căn bệnh gây tổn thương dây thần kinh thị giác gây nên những cơn đau nửa đầu dữ dội, mờ mắt, đau mắt…

Bệnh về mắt có thể có triệu chứng đau nửa đầu bên trái

5. Đột quỵ

Khi lưu lượng máu lên não bị gián đoạn sẽ gây đột quỵ. Những cơn đau nửa đầu bên trái liên quan đến đột quỵ thường đau dữ dội, diễn ra trong vòng vài giây hoặc vài phút.

6. Khối u trong não

Những cơn đau nửa đầu bên trái nếu xảy ra dữ dội, đột ngột có thể là do người bệnh có khối u hoặc dị vật bất thường trong não, đi kèm cùng với các triệu chứng như lú lẫn, đi lại khó khăn, nói lắp.

7. Phình động mạch não

Khi động mạch não gặp bị tắc nghẽn hoặc vỡ có thể gây ra những cơn đau đầu đột ngột ở một nửa bên đầu, nhất là nơi có động mạch bị phình nghẽn. Tình trạng này hết sức nguy hiểm, có thể gây liệt, yếu cơ, thậm chí tử vong.

Phình động mạch não

V - Đau nửa đầu bên trái có nguy hiểm không?

Tình trạng đau nửa đầu bên trái mặc dù phần lớn là không gây nguy hiểm tới tính mạng , nhưng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc.

Một số ảnh hưởng có thể kể đến như:

  • Gây cảm giác đau nhức và khó chịu, làm giảm sự tập trung và hiệu suất làm việc.
  • Gây mất ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Nếu tình trạng kéo dài, có thể dẫn đến stress và bực bội, đôi khi còn khiến chúng ta không ngừng lo lắng vì có thể đây là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn.

Tuy nhiên, nếu bị đau nửa đầu bên trái mà có những biểu hiện sau thì nên ngay lập tức tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị:

  • Cơn đau cực kỳ dữ dội.
  • Sốt, đổ mồ hôi không ngừng.
  • Mờ mắt hoặc xuất hiện ảo giác.
  • Đau nhức nửa đầu tái đi tái lại trong thời gian liên tục.

VI - Những cách trị đau nửa đầu bên trái hiệu quả, an toàn

1. Mẹo giảm đau nửa đầu trái tại nhà nhanh chóng

  • Thư giãn đầu óc bằng cách nghe một bản nhạc hay ngâm mình trong bồn nước ấm, hít thở sâu đẩy lùi mọi căng thẳng.
  • Tạm ngưng công việc và nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh.
  • Nếu bị đau đầu do hạ đường huyết, trước đó không ăn gì thì bạn hãy ăn những món đồ ngọt nhẹ, vừa phải.
  • Tại các vị trí đầu, cổ bị đau hãy chườm khăn nóng/ lạnh lên. Đồng thời massage nhẹ nhàng nửa bên đầu, thái dương, cổ và vai.
  • Uống các thuốc giảm đau theo đúng chỉ định và liều lượng của bác sĩ. Tránh trường hợp lạm dụng thuốc nhiều gây tác dụng phụ không mong muốn.
  • Làm một ly trà gừng kết hợp cùng với massage đầu cũng là phương pháp hay hỗ trợ giảm nhanh cơn đau. Các hoạt chất trong trà gừng cũng có hiệu quả tích cực làm giảm cảm giác nôn, buồn nôn liên quan tới chứng đau nửa đầu.
  • Ngồi thiền định giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi đẩy lùi triệu chứng.
Mẹo chữa đau nửa đầu bên trái tại nhà

2. Dùng thuốc Tây y

Dưới đây là một số loại thuốc chữa đau nửa đầu phổ biến mà bạn có thể tìm mua tại các bệnh viện và cơ sở y tế. Tuy nhiên, bất kể là nhóm thuốc nào cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ uy tín trước khi sử dụng.

2.1. Thuốc giảm đau

  • Thuốc giảm đau chứa paracetamol: Paracetamol (acetaminophen) có khả năng giảm đau và hạ sốt. Người bệnh có thể dùng để giảm những cơn đau nhẹ đến vừa.
  • Thuốc chống viêm không kê đơn (NSAID): NSAID bao gồm một số loại thuốc như ibuprofen và naproxen, có tác dụng giảm đau đầu, đau nửa đầu và giảm viêm. Nếu tình trạng đau nửa đầu bên trái của bạn có nguyên nhân từ việc bị nhiễm khuẩn hoặc chứng đau đầu căng cơ thì có thể tham khảo sử dụng loại thuốc này.
  • Thuốc NSAID chứa caffein: Tương tự như NSAID nhưng đây là dòng thuốc có kết hợp thêm caffein vào trong thành phần. Caffein sẽ làm tăng độ hiệu quả của thuốc trong việc trị đau nửa đầu, cũng như giúp người uống tỉnh táo để tiếp tục công việc. Thường thì nên dùng loại thuốc này cho những cơn đau nửa đầu bên trái dữ dội không thuyên giảm.
  • Thuốc Triptans: Đây là một loại thuốc được sử dụng đặc biệt để điều trị bệnh đau nửa đầu kéo dài. Về cơ bản thì loại thuốc này sẽ làm giảm đi cảm giác đau nhức nửa đầu và các triệu chứng khác như buồn nôn, nhức mắt.
  • Thuốc đối kháng dopamin: Được sử dụng để đối kháng với dopamin, một chất dẫn truyền thần kinh trong não. Chúng được sử dụng để điều trị đau đầu có liên quan đến bệnh parkinson hoặc các triệu chứng đau đầu khác.
  • Thuốc Opioids: Thuốc Opioids chỉ nên được sử dụng với những trường hợp đau đầu mạn tính có tính chất và mức độ cơn đau nặng. Tuy nhiên, opioids hiếm khi được sử dụng và chỉ được dùng trong những tình huống đặc biệt và do các bác sĩ chuyên môn quyết định.
Đau nửa đầu bên trái nên uống thuốc gì tốt nhất?

2.2. Thuốc phòng ngừa tái phát

Thuốc phòng ngừa đau nửa đầu thường được kê đơn bởi các bác sĩ sau khi đã xác định được nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh đau nửa đầu của bạn. Vì vậy, không nên tự ý sử dụng, hoặc sử dụng không đúng liều lượng khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ. 

Có thể kể tới một số loại thuốc phòng ngừa như là thuốc chẹn Beta, thuốc chặn canxi, thuốc chống chầm cảm hoặc thuốc chẹ n angiotensin….    

3. Dùng thuốc Đông y

Để hạn chế việc dùng các thuốc tân dược gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như phụ thuộc vào thuốc. Nhiều người lựa chọn điều trị đau nửa đầu bên trái theo phương pháp Đông y an toàn, lành tính, chữa bệnh toàn diện cả "gốc" và "ngọn". 

Theo Đông y, khi bị đau đầu có kèm theo tình trạng chóng mặt, hoa mắt, nặng đầu... thì liên quan đến tình trạng thiếu máu lên não. Máu huyết lưu thông chậm, tắc nghẽn ở đâu ắt sẽ sinh ra bệnh tật ở đó. Người bệnh nên tăng cường sử dụng các dòng sản phẩm bổ huyết, hoạt huyết tăng cường oxy và dưỡng chất giúp não bộ khỏe mạnh, hoạt động tốt. Khi máu huyết được lưu thông thì bệnh đau nửa đầu bên trái cũng sẽ được trị hết, các triệu chứng khó chịu cũng được đẩy lùi. 

Viên trị đau đầu Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2, sản phẩm chuyên biệt cho triệu chứng đau đầu của Dược phẩm Nhất Nhất. Nhờ tác động tới chính xác căn nguyên gây bệnh, giúp bổ huyết, hoạt huyết, tức là vừa bổ sung thêm dưỡng chất cho máu, vừa tăng cường mạnh mẽ lưu thông máu lên não, khắc phục tình trạng thiếu máu lên não. Đồng thời giúp dưỡng tâm, an thần, giải tỏa áp lực, mệt mỏi, từ đó cải thiện hiệu quả tình trạng đau đầu, trong đó có đau nửa đầu bên trái.

Nhờ được bào chế theo bài thuốc trị đau đầu được đánh giá hiệu nghiệm nhất trong y học cung đình, "quốc bảo" Ngự Y Mật Phương (Bài thuốc được Ngự y Thái Y Viện nghiên cứu dành riêng để chữa trị cho bậc vua chúa thời xưa), lại được sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại nhà máy chuẩn GMP - WHO, đạt chuẩn Đông Y Thế Hệ 2. Sản phẩm là giải pháp an toàn đem lại hiệu quả thực sự khác biệt và vượt trội, giúp người bệnh giảm hẳn hoặc hết tình trạng đau đầu chỉ sau khoảng 7 - 10 ngày sử dụng.

4. Châm cứu

Việc châm cứu cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn, dụng cụ y tế đạt chuẩn để tránh những rủi ro. Phương pháp này áp dụng dùng cho chữa trị chứng đau nửa đầu bên trái xuất phát từ nguyên nhân căng thẳng hay do đau đầu chùm gây nên. Châm cứu kết hợp dùng thuốc sẽ đem lại hiệu quả nhanh hơn trong chữa trị. Khi châm cứu, kim sẽ tác động tới những dây thần kinh tại chỗ tiết ra hormone nội sinh giúp giảm đau, mang lại cảm giác dễ chịu hơn.

Cách trị đau nửa đầu bên trái bằng phương pháp châm cứu

VII - Những lưu ý để phòng tránh chứng đau nửa đầu bên trái

Những cơn đau nửa đầu bên trái có thể diễn ra thường xuyên, liên tục gây ốm yếu, hạn chế các hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Vì vậy các bạn nên ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khỏe của mình, ngăn ngừa tối đa bệnh lý này thông qua những thói quen tích cực trong lối sống, cách sinh hoạt thường ngày.

1. Giữ chế độ ăn uống khoa học

Thực hiện ăn uống đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm chất. Tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm tốt cho não bộ: Magie (ngũ cốc, cá, bơ, sữa, chuối…), vitamin B (rau xanh, trứng, thịt bò, hải sản…).

Chế độ ăn giúp phòng tránh đau đầu trái

2. Đảm bảo giấc ngủ chất lượng

Ngủ đúng giờ, không được thức quá khuya giúp người khỏe khoắn, tỉnh táo vào ngày hôm sau. Đồng thời cũng giúp bạn ngăn ngừa cơn đau nửa đầu bên trái hiệu quả.

3. Lối sinh hoạt lành mạnh

Bia rượu, thuốc lá, chất kích thích tác động xấu đến sức khỏe, gây ra những lo lắng, căng thẳng thần kinh, đau nửa đầu, nôn mửa, cơ thể mất nước. Vì vậy cần hạn chế tối đa các loại đồ uống chứa cồn này. Hoặc khi có công việc cần thiết nên uống với liều lượng vừa phải, có những mẹo hạn chế tối đa việc đưa lượng cồn vào cơ thể.

4. Điều trị dứt điểm, hiệu quả các loại bệnh lý

Người bị nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng, các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, não bộ… cần điều trị dứt điểm tránh để lại biến chứng gây nên những cơn đau nửa đầu.

Nếu bạn hay bị đau nửa đầu bên trái, cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị phù hợp để đẩy lùi nhanh cơn đau, hạn chế tái phát, sớm lấy lại sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Điều trị từ bệnh lý căn nguyên để tránh đau nửa đầu bên trái

5. Dùng các biện pháp thư giãn

Những stress, căng thẳng trong cuộc sống cũng là nguồn cơn gây ra những cơn đau nửa đầu bên trái. Vì vậy, bạn cần dùng các biện pháp thư giãn như nghe nhạc, tập yoga, đi chơi, du lịch cùng bạn bè.

Nếu bạn thường xuyên trải qua những cơn đau đầu khó chịu bên trái, thì việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị phù hợp có thể là chìa khóa để bạn chống lại những cơn đau này, giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Lên đầu trang
Loading