I. Mãn kinh sớm là gì?
Mãn kinh là một giai đoạn trong cuộc đời phụ nữ chỉ thời kỳ kết thúc chu kỳ kinh nguyệt (vô kinh), buồng trứng ngưng sản xuất trứng, đồng nghĩa với nồng độ estrogen bị sụt giảm và không còn khả năng mang thai. Thông thường, phụ nữ sẽ trải qua thời kỳ mãn kinh tự nhiên vào những năm khoảng 45 - 55 tuổi. Mãn kinh sớm tức là tình trạng mãn kinh xảy ra trước độ tuổi này. Cụ thể, nếu mãn kinh trước độ tuổi 45 sẽ gọi là mãn kinh sớm, thậm chí có những phụ nữ mãn kinh trước 40 tuổi gọi là mãn kinh quá sớm.
Dấu hiệu mãn kinh sớm hay mãn kinh quá sớm tương tự với các triệu chứng của mãn kinh tự nhiên. Tính theo dân số chung toàn thế giới thì tỷ lệ mãn kinh sớm chiếm 5% và mãn kinh quá sớm chiếm tỷ lệ khoảng 1%.
Mãn kinh sớm tức chỉ tình trạng mãn kinh xảy ra trước độ tuổi thông thường, xảy ra trước 45 tuổi
II. Dấu hiệu mãn kinh sớm ở phụ nữ
Dấu hiệu mãn kinh sớm cũng giống như triệu chứng của mãn kinh thông thường chỉ khác là nó đến sớm hơn mà thôi, xảy ra trước 40 - 45 tuổi. Các triệu chứng kèm theo của mãn kinh sớm có thể khó chịu và nặng nề hơn gồm có:
1. Rối loạn kinh nguyệt
Một trong những dấu hiệu điển hình của mãn kinh sớm chính là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt với biểu hiện như: Số ngày kinh nguyệt diễn ra quá ngắn hoặc quá dài so với thông thường, lượng máu kinh không đều ra nhiều hơn hoặc ít hơn hay mất một số chu kỳ kinh...
2. Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm
Đây cũng là một dấu hiệu hay gặp khác của mãn kinh sớm. Thống kê cho thấy phụ nữ mãn kinh có một tỷ lệ khá cao bị nóng bốc hỏa trong người. Theo số liệu từ Tổ chức Nghiên cứu Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ thì con số tới 75 - 85%.
Nữ giới mãn kinh sớm cũng sẽ gặp phải những triệu chứng như cảm thấy bốc hỏa đột ngột ở vùng mặt, cổ và lan ra các vùng khác như. Bên cạnh đó, cơn bốc hỏa đổ mồ hôi ban đêm gây gián đoạn ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Bốc hỏa đổ mồ hôi đêm là một trong những dấu hiệu mãn kinh sớm thường gặp
3. Mất ngủ, khó ngủ
Các cơn bốc hỏa gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Còn có các yếu tố khác tác động lên chất lượng giấc ngủ như rối loạn nội tiết tố mãn kinh sớm cùng cộng với tâm lý lo âu, muộn phiền khiến bạn bị trằn trọc, khó ngủ.
4. Khô âm đạo
Khô âm đạo hay còn gọi là khô hạn chỉ tình trạng âm đạo không có đủ độ ẩm hay dịch nhờn không tiết dẫn tới cảm giác đau rát, khó chịu khi quan hệ với bạn đời. Nguyên nhân của tình trạng này là do hàm lượng estrogen bị sụt giảm thấp.
5. Giảm ham muốn
Suy giảm nội tiết tố dẫn đến tình trạng giảm ham muốn tình dục ở nữ giới. Bên cạnh đó estrogen sản sinh ít cũng khiến âm đạo cũng bị ảnh hưởng tiêu cực nhiều như: khô hạn, teo, đàn hồi kém… Những điều này dẫn tới cảm giác đau, ngứa khi quan hệ tình dục. Công với rối loạn nội tiết tố mãn kinh sớm cũng khiến tâm lý cảm xúc bất ổn dẫn tới khó đạt được cực khoái và ham muốn tình dục giảm mạnh.
6. Tâm trạng thay đổi thất thường hay cáu gắt
Phụ nữ bị mãn kinh sớm bị xáo trộn nội tiết tố nên thường sẽ khó có thể kiểm soát được cảm xúc cùng với tình trạng mất ngủ, áp lực công việc cuộc sống dẫn đến hay cáu gắt vô cớ, lo lắng thái quá, nóng tính, trí nhớ kém…
Mãn kinh sớm gây thay đổi cảm xúc tâm lý hay bực dọc, giảm ham muốn
7. Đánh trống ngực
Đánh trống ngực cũng là một trong những dấu hiệu mãn kinh sớm do rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến tim mạch như gây rối loạn nhịp tim, tăng nhịp tim.
8. Đau mỏi xương khớp, loãng xương
Cùng với các biểu hiện liên quan đến tim mạch thì đây là một dấu hiệu mãn kinh sớm khá nghiêm trọng. Hormone estrogen giữ vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương, mật độ khoáng hay độ chắc khỏe của xương. Chính vì thế mà khi nội tiết tố suy giảm sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa canxi xương từ đó dẫn đến loãng xương, đau mỏi xương khớp. Mãn kinh tới sớm đi kèm với đó loãng xương cũng tới sớm hơn so với thông thường.
9. Tăng cân
Suy giảm estrogen khiến khối cơ giảm và tăng lượng mỡ trữ bên trong cơ thể. Việc này dẫn đến chất béo lưu trữ sẽ chuyển từ đùi và hông sang bụng. Thêm nữa, trao đổi chất cũng bị giảm trong giai đoạn mãn kinh sớm kết hợp với thói quen ăn uống thiếu khoa học khiến tích tụ mỡ và tăng cân.
10. Rụng tóc hoặc tóc mỏng
Mãn kinh cũng dẫn đến những thay đổi xuống cấp của tóc như đổi màu tóc, tóc cũng dần bị mất sắc tố, rụng tóc nhiều và mỏng tóc, xơ rối... Móng tay cũng yếu hơn và dễ gãy.
Mãn kinh sớm khiến tóc mất sắc tố, rụng tóc nhiều
11. Các vấn đề về da (xuất hiện thêm nếp nhăn hoặc khô da)
Mãn kinh sớm cũng thể hiện dấu hiệu rõ nét ở bên ngoài cơ thể trong đó có điểm nhận biết dễ dàng đó chính là làn da: Da xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn, đàn hồi kém, khô rát, nhiều tàn nhang, nám sạm…
12. Tiểu không tự chủ
Hàm lượng estrogen giảm làm tăng nguy cơ gây bàng quang tăng hoạt dẫn đến có thể xảy ra tình trạng tiểu không tự chủ, tiểu đêm, tiểu nhiều lần… Thêm nữa rối loạn hormone do mãn kinh sớm cũng sẽ làm tăng nguy cơ đường tiết niệu bị nhiễm trùng.
>>> XEM THÊM: Ăn uống gì để cân bằng nội tiết tố nữ?
III. Nguyên nhân gây mãn kinh sớm
Bất cứ điều gì làm hỏng buồng trứng hoặc ngăn chặn cơ thể sản xuất estrogen đều có thể là nguyên nhân gây mãn kinh sớm. Những điều này có thể xuất phát từ điều trị ung thư, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, do bệnh lý hoặc một số vấn đề về sức khỏe khác. Tuy nhiên cũng có không ít các chị em bị mãn kinh sớm không xác định được nguyên nhân.
Một số nguyên nhân gây mãn kinh sớm thường gặp có thể kể đến như:
- Hóa trị hoặc xạ trị để điều trị ung thư: Các phương pháp điều trị ung thư có thể tác động đến buồng trứng và gây mất kinh nguyệt trong một thời gian hoặc mất hoàn toàn dẫn đến bị mãn kinh sớm.
- Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng: Việc cắt bỏ buồng trứng gây thiếu hụt estrogen trầm trọng, thay đổi hormone làm tăng nguy cơ bị mãn kinh sớm trước tuổi 45. Đặc biệt, nếu cắt bỏ cả hai buồng trứng sẽ lập tức đẩy người phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh.
- Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: Những phụ nữ chỉ bị phẫu thuật cắt bỏ tử cung mà vẫn còn buồng trứng sẽ không gặp phải tình trạng mãn kinh sớm do phẫu thuật. Lý do là buồng trứng vẫn sản xuất estrogen và nội tiết tố vẫn hoạt động bình thường. Tuy vậy, những đối tượng này sẽ bị mãn kinh đến sớm hơn một chút khoảng 1 - 2 năm so với thông thường.
- Di truyền do tiền sử gia đình bị mãn kinh sớm: Sinh ra trong gia đình có tiền sử mãn kinh sớm thì tỷ lệ bị mắc mãn kinh sớm là cao hơn so với gia đình bình thường không có tiền sử bị tình trạng này.
- Có kinh nguyệt lần đầu tiên trước 11 tuổi: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những trẻ gái có kinh nguyệt sớm trước 11 tuổi thì sau này nguy cơ cao bị mãn kinh sớm. Khoảng hơn 80% trẻ này bị mãn kinh trước tuổi 40 (mãn kinh quá sớm) và 30% bị mãn kinh trước tuổi 45 (mãn kinh sớm).
- Nhiễm sắc thể bất thường như Fragile X hoặc hội chứng Turner: Suy buồng trứng nguyên phát do liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể Fragile X gây ra các triệu chứng mất kinh, giảm khả năng sinh sản, vô sinh, rối loạn kinh nguyệt và mãn kinh sớm. Phụ nữ bị hội chứng Turner (mất một phần hoặc hoàn toàn nhiễm sắc thể X, trisomy 13 và 18) thường sẽ bị rối loạn chức năng buồng trứng gây ra mãn kinh sớm.
- Bị mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn hoặc bệnh tuyến giáp: Khoảng 30-60% trường hợp mắc bệnh tự miễn gây mãn kinh sớm.
- Hội chứng mệt mỏi kinh niên (hay còn gọi là viêm cơ não tủy): Các nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đã cho thấy mối liên hệ giữa hội chứng mệt mỏi mãn tính và mãn kinh sớm. Chứng rối loạn, mệt mỏi kéo dài gây ra các vấn đề về kinh nguyệt, phụ khoa hoặc đau vùng chậu.
- Bị nhiễm HIV hoặc AIDS: Nhiễm virus HIV cũng gây nguy cơ cao giai đoạn mãn kinh đến sớm. Theo nghiên cứu của Đại học Toronto cho thấy phụ nữ mắc bệnh HIV/ AIDS sẽ bước vào thời kỳ mãn kinh sớm hơn ít nhất là 3 năm.
- Hút thuốc: Hút thuốc lá gây tăng hoạt động của tuyến thượng thận khiến tuyến này tiết ra nhiều hormone nam hơn khiến cho tình trạng mãn kinh xảy ra sớm hơn. Hút thuốc lá cũng làm cho chu kỳ kinh nguyệt ngắn lại và ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và phát triển của thai nhi. Chính vì thế mà phụ nữ hút thuốc lá dễ bị sảy thai và mãn kinh sớm.
>>> XEM THÊM: Phụ nữ mãn kinh có còn ham muốn không?
IV. Phương pháp chẩn đoán mãn kinh sớm
Để chẩn đoán người bệnh có bị mãn kinh sớm hay không, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp như xét nghiệm máu, thăm khám lâm sàng, siêu âm và sinh thiết để lấy các chỉ số thông tin về:
- Nồng độ estradiol (một loại hormone estrogen).
- Nồng độ hormone kích thích nang trứng (FSH).
- Nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH).
- Siêu âm hình ảnh tử cung.
- Sinh thiết niêm mạc tử cung.
V. Điều trị mãn kinh sớm
Các phương pháp điều trị mãn kinh sớm sẽ tập trung vào cải thiện giảm nhẹ các triệu chứng và giảm thiểu những tác động có thể dẫn tới bệnh lý và các vấn đề sức khỏe khác. Điều trị mãn kinh sớm gồm có các phương pháp sau:
1. Liệu pháp thay thế hormone
Liệu pháp hormone mãn kinh (MHT) là liệu pháp liên quan đến việc thay thế hormone estrogen và progesterone (đôi khi là testosterone) khi cơ thể không còn tự sản xuất được nữa nhằm mục đích giảm các triệu chứng phổ biến của thời kỳ mãn kinh.
Không phải tất cả các trường hợp đều có thể áp dụng được phương pháp điều trị này. Chính vì thế mà cần tư vấn và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
2. Thuốc đặc trị
Sử dụng thuốc đặc trị được áp dụng cho những trường hợp rối loạn nội tiết tố không nặng và liệu pháp thay thế hormone không phù hợp hoặc không đáp ứng với bệnh nhân. Lúc này người bệnh sẽ được kê một số loại thuốc đặc trị để chữa trị các triệu chứng của mãn kinh sớm như thuốc chữa loãng xương, thuốc trầm cảm, thuốc cấp ẩm trị khô hạn âm đạo...
3. Cân bằng nội tiết tố với thảo dược tự nhiên
Một số loại thảo dược có đặc tính giúp điều chỉnh cân bằng hormone trong cơ thể bạn. Bạn cũng sẽ có nhiều năng lượng hơn và khả năng phục hồi trước những áp lực hay căng thẳng tốt hơn. Có nhiều công thức thảo dược đa dạng tác dụng cân bằng nội tiết như cohosh đen, cỏ ba lá hay hoa hướng dương…4. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và giàu phyoestrogen
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và thực phẩm giàu phyoestrogen giúp tạo điều kiện cho cơ thể cân bằng nội tiết tố hiệu quả. Lựa chọn các loại protein và chất béo lành mạnh, rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ và sử dụng ít đường. Đừng quên bổ sung đủ vitamin - đây là người bạn đồng hành hoàn hảo cho một chế độ ăn uống lành mạnh.
5. Điều trị mãn kinh sớm bằng Đông y
Mãn kinh sớm có liên quan đến rối loạn nội tiết tố nữ cụ thể là suy giảm hàm lượng estrogen. Chính vì thế, điều trị mãn kinh sớm theo Đông y chính là cách trị đi từ căn nguyên, tập trung sử dụng bài thuốc nguồn gốc thảo dược cộng giúp hỗ trợ điều tiết hormone hiệu quả.
Được bào chế theo bài thuốc bí truyền Ngự Y Mật Phương được các Ngự Y của Thái Y Viện dùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho các phi tần triều Nguyễn, đạt chuẩn Đông y thế hệ 2 an toàn nhờ được sản xuất tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất đạt chuẩn GMP - WHO, Viên nội tiết Nhất Nhất - Ngự y mật phương là một giải pháp hiệu quả vượt trội giúp phái đẹp bổ sung estrogen từ bên trong nhờ cơ chế tăng cường chức năng buồng trứng, từ đó kích thích cơ thể sản sinh ra hàm lượng estrogen tự nhiên, khắc phục và phòng ngừa tình trạng mãn kinh sớm.
VI. Một số câu hỏi liên quan đến mãn kinh sớm
1. Có thể đảo ngược lại thời kỳ mãn kinh sớm không?
Bạn không thể đảo ngược thời kỳ mãn kinh sớm hoặc làm cho buồng trứng hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên có thể dùng các phương pháp giúp giảm nhẹ các triệu chứng và tác dụng phụ của thời kỳ mãn kinh. Đối với trường hợp suy buồng trứng nguyên phát (POI) có một khả năng nhỏ bạn có lấy lại được chức năng buồng trứng.
2. Độ tuổi mãn kinh sớm nhất là bao nhiêu?
Mãn kinh quá sớm chỉ thời kỳ mãn kinh xảy ra bất kỳ lúc nào trước độ tuổi 40. Mãn kinh có thể bắt đầu với một người trong độ tuổi 20, 30 hoặc 40, tuy nhiên thì hiếm khi mãn kinh xảy ra trước 30 tuổi.
3. Bạn có thể mang thai khi bị mãn kinh sớm không?
Mãn kinh sớm có thể ảnh hưởng đến khả năng có con tự nhiên. Phụ trải qua thời kỳ mãn kinh quá sớm hoặc mãn kinh sớm sẽ không rụng trứng hàng tháng. Điều này dẫn đến khó có khả năng mang thai.
Nếu muốn có con, có thể sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và trứng được hiến tặng từ phụ nữ khác hoặc chính trứng của bạn nếu bạn đã được lưu trữ đông từ trước đó. Có một tỷ lệ nhỏ phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh sớm đôi khi vẫn có hiện tượng rụng trứng và mang thai.
4. Có cách nào giảm nguy cơ bị mãn kinh sớm không?
Hầu hết các nguyên nhân gây mãn kinh sớm không nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Duy chỉ có yếu tố giảm hút thuốc lá và duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn đủ dinh dưỡng là bạn có thể thay đổi để giảm nguy cơ bị mãn kinh sớm. Các nguyên nhân khác xuất phát từ điều trị ung thư hay phẫu thuật, mắc bệnh lý liên quan là không thể ngăn ngừa trong hầu hết mọi trường hợp.
Bên cạnh đó nên lưu ý về chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể thao để tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa mắc các bệnh lý liên quan gây mãn kinh sớm, đồng thời áp dụng các liệu pháp bổ sung estrogen đã nêu bên trên cũng là cách giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bị mãn kinh sớm.
DS. Hong
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/man-kinh-som-nguyen-nhan-dau-hieu-nhan-biet-cach-dieu-tri-n20243.html