Đau đầu kèm chảy máu cam: 10 Nguyên nhân ít ai ngờ & Cách xử lý

2023-07-20 08:59:23

Đau đầu và chảy máu cam là hai tình trạng hết sức phổ biến, tuy nhiên chúng thường ít có sự liên quan tới nhau. Do đó khi chảy máu cam xảy ra đồng thời với tình trạng đau nhức đầu rất có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý mà người bệnh cần hết sức lưu tâm.

I - Nguyên nhân phổ biến gây đau đầu chảy máu cam

Thông thường hiện tượng chảy máu cam xảy ra khi các mạch máu nhỏ tại niêm mạc mũi bị vỡ, tổn thương. Do các mạch máu này nằm ở vị trí gần lối vào mũi nên rất nhạy cảm, chỉ một vài tác động nhỏ như va đập, chấn thương, khô da, thay đổi nhiệt độ… cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu mũi.

Khi bị đau đầu, người bệnh có thể cảm thấy nhiều triệu chứng khó chịu đi kèm như buồn nôn, mệt mỏi, căng cơ… Tuy nhiên hầu như không có dạng đau đầu nào gây ra biểu hiện chảy máu cam ở người bệnh. Vậy nên nếu bị đau đầu kèm theo tình trạng chảy máu mũi thì nguyên nhân thường rơi vào ba nhóm: do môi trường, sử dụng thuốc hoặc do bệnh lý tiềm ẩn khác. Mặc dù vậy thì cũng có nhiều trường hợp đau đầu và chảy máu cam xảy ra đồng thời là do ngẫu nhiên.

Trong số những yếu tố nêu trên, một số nguyên nhân cụ thể gây nhức đầu chảy máu cam bao gồm: 

1. Không khí khô hanh

Khi cơ thể chưa thích ứng được với sự thay đổi thất thường và đột ngột của thời tiết, đặc biệt là với dạng thời tiết hanh khô, người bệnh có thể gặp phải tình trạng chảy máu cam và đau đầu. Đây là lúc ẩm trong không khí xuống thấp khiến mũi dễ bị khô rát, kích ứng xoang, khiến cho lớp niêm mạc mũi dễ bị tổn thương hơn. Lúc này chỉ cần một số tác động nhẹ như thở gấp, vận động mạnh, hắt hơi… cũng có thể làm vỡ mạch máu nhỏ trong mũi, gây ra tình trạng chảy máu cam.

Bên cạnh đó, dạng thời tiết này còn có nguy cơ khiến co thể bị mất nước, kích ứng xoang hoặc làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu tới não, gây ra các cơn đau đầu từ nặng đến nhẹ.

Tìm hiểu thêm: Đau Đầu Do Thay Đổi Thời Tiết

Thay đổi thời tiết cũng có thể gây nhức đầu, chảy máu mũi

2. Do tác dụng phụ của thuốc

Một số ít trường hợp, việc sử dụng thuốc có thể gây đau đầu, chảy máu cam ở người bệnh. Cụ thể:

  • Thuốc gây tác dụng phụ (tương tác thuốc): Chẳng hạn như thuốc chống đông máu warfarin, các loại thuốc xịt mũi chứa steroid… có thể gây ra tác dụng phụ là chảy máu cam. 
  • Thuốc gây ảnh hưởng tới các bệnh lý khác: Chẳng hạn như thuốc làm tăng huyết áp (khiến các mạch máu dễ vỡ hơn, đồng thời kích ứng đau đầu). Một số loại loại thuốc gây ra tình trạng này bao gồm: thuốc tránh thai, thuốc NSAID, thuốc chống trầm cảm,…

3. Tăng huyết áp

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã từng tuyên bố rằng: “huyết áp cao không gây đau đầu hoặc chảy máu cam”. Ngược lại thì huyết áp cao chỉ là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị chảy máu cam ở những người đang bị đau đầu. Cụ thể, những người bị đau nửa đầu thường sẽ gặp phải tình trạng tăng huyết áp tạm thời. Điều này là khiến áp lực mạch máu tăng đột ngột, khiến các mạch máu nhạy cảm trong mũi bị vỡ ra gây chảy máu.

4. Chấn thương

Khi người bệnh gặp một va chạm mạnh vào đầu hoặc mặt, có thể xảy ra tổn thương tới các cấu trúc trong khu vực đó, bao gồm mạch máu, dây thần kinh và các cấu trúc xương. Và khi triệu chứng chảy máu cam và đau đầu âm ỉ sau một thời gian bị chấn thương báo hiệu tổn thương xảy ra là khá nghiêm trọng, người bệnh nên tới bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.

Chấn thương đầu, mặt, cổ

5. Tiếp xúc phải khí độc hoặc hóa chất độc hại

  • Ngộ độc khí carbon monoxide: Gây ra sự suy giảm của lượng oxy mà máu có thể mang đến các cơ quan, trong đó có não bộ, gây ra triệu chứng chảu máu mũi, đau đầu, choáng váng.
  • Hóa chất độc hại: Việc tiếp xúc với một số hóa chất độc hại như thủy ngân, chì… có thể gây ra ngộ độc và ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra đau đầu và chảy máu cam kèm theo chóng mặt, buồn nôn.

Đây đều là những tình trạng hết sức nguy hiểm, nên ngay khi có các triệu chứng người bệnh cần tránh xa nguồn khí độc và đến cơ sở y tế gần nhất.

6. Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng xoang mũi bị nhiễm khuẩn, nấm, vi rút hoặc dị ứng, gây ra viêm nhiễm. Bệnh gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu, trong đó có chứng đau đầu, chảy máu mũi.

Chảy máu cam có thể là dấu hiệu báo hiệu cơn đau nửa đầu sắp diễn ra

7. Thiếu máu

Khi cơ thể bị thiếu máu và không được cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết sẽ gây ra tình trạng bị suy nhược thần kinh cũng như toàn cơ thể, và đau đầu, chảy máu cam là hai trong số những dấu hiệu điển hình. Bệnh thường gặp ở những người mới phẫu thuật hoặc bị tai nạn, đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc ở tuổi dậy thì.

8. Cơ thể thiếu chất

Nếu cơ thể không được cung cấp đủ chất, đặc biệt là sắt sẽ dễ gặp phải tình trạng nhức đầu kèm theo chảy máu cam hơn những người thông thường. Khi cơ thể thiếu sắt khiến lượng hồng cầu giảm, các mô mạch máu trong mũi cũng dễ bị tổn thương hơn. Cùng với đó, não không nhận đủ oxy, gây ra áp lực lên mạch máu và triệu chứng đau đầu.

Xem thêm: Hay bị đau đầu là thiếu chất gì?

9. Nhiễm virus (cảm lạnh, cảm cúm)

Người bệnh cảm cúm thường sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu chảy máu cam. Nguyên nhân là do trong thời gian này, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu, từ đó kích hoạt các cơn đau đầu xuất hiện. Chưa kể, cảm cúm khiến người bệnh ho và hắt xì nhiều, có thể làm tổn thương bên trong vách ngăn mũi và gây ra chảy máu cam.

Cảm cúm có thể gây ra triệu chứng đau đầu và chảy máu cam

10. Thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Đau đầu và chảy máu cam có thể được coi là hai vấn đề khá phổ biến ở bà bầu đang mang thai. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, sự thay đổi của nội tiết tố có thể gây ra rất nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn…. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng gặp phải tình trạng khó thở hơn do niêm mạc mũi nhận được nhiều máu hơn gây nghẹt mũi. Điều này khiến các mạch máu dễ bị vỡ ra, gây ra chảy máu mũi.

Đáng nói, nếu như tình trạng đau đầu hoặc chảy máu cam diễn ra thường xuyên, đau đầu dữ dội và kéo dài không dứt thì thai phụ cần tới bệnh viện ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Đọc thêm: Bệnh đau đầu ở phụ nữ

II - Vừa đau đầu vừa chảy máu cam có nguy hiểm không?

Đau đầu và chảy máu cam là hai tình trạng rất phổ biến và đa phần nguyên nhân đều tới từ các vấn đề không đáng lo ngại như kích ứng, cảm cúm, nội tiết, thiếu chất… Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu mũi hoặc nhức đầu diễn ra thường xuyên, người bệnh cần tới bệnh viện thăm khám kịp thời. Bởi một số bệnh lý nghiêm trọng cũng có thể biểu hiện bằng triệu chứng chảy máu cam cùng với đau đầu, chẳng hạn như:
  • Khối u trong mũi: Tình trạng đau đầu, chảy nước mũi, chảy máu cam xuất hiện có thể xuất phát từ nguyên nhân xuất hiện khối u trong mũi. Nếu không được điều trị kịp thời, u mũi có thể có biến chứng, gây ra ung thư mũi xoang.
  • Bệnh nghiêm trọng về máu: Một vài bệnh lý rất nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng cũng như để lại nhiều hệ lụy nặng nề như suy tủy, ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu… Những bệnh lý này đều có dấu hiệu là đau đầu, chảy máu cam.
  • Ung thư mũi họng: Ngoài triệu chứng đau đầu, chảy máu cam, ung thư mũi họng còn xuất hiện những triệu chứng khác gồm:
    • Khi bị chảy máu cam, máu có màu đậm và có mùi hôi.
    • Ngạt mũi, mũi bị sưng tấy.
    • Mất khứu giác.

Đặc biệt, người bệnh nên lập tức tới cơ sở y tế nếu xuất hiện một hoặc nhiều vấn đề sau đây:

  • Cứng cổ.
  • Hụt hơi.
  • Suy giảm thị giác, nhìn mờ, nhìn đôi.
  • Buồn nôn, ói mửa liên tục.
  • Tinh thần bất ổn.
  • Nhức đầu, chảy máu mũi sau khi bị tai nạn, va đập.
  • Co giật.
  • Máu cam chảy nhiều, xuống tận cổ họng.
  • Chảy máu cam kéo dài tới hơn 20 phút.
  • Chảy máu cam kèm khó thở.

III - Những cách khắc phục tình trạng đau đầu chảy máu cam hiệu quả nhanh chóng

1. Xử lý giảm nhanh tình trạng chảy máu cam

Khi bị đau đầu và chảy máu cam, trước hết, người bệnh cần xử lý chảy máu cam tại chỗ bằng cách:

  • Ấn giữ chặt bên mũi đang bị chảy máu, ngồi dậy, nghiêng người về phía trước, tuyệt đối không nằm, ngửa đầu lên cao hoặc ra phía sau, có thể vịn tay hoặc chống tay lên bàn để không bị mỏi tay.
  • Sau khoảng 10 phút bắt đầu thả tay ra xem mũi còn bị chảy máu cam không.
  • Nếu vẫn còn chảy máu, người bệnh nên đặt vào lỗ mũi một miếng bông gòn có tẩm thuốc xịt mũi Afrin (oxymetazoline) để cầm máu hiệu quả hơn, đặt trong khoảng 10 phút. Ngoài ra, có thể dùng một cục nước đá để xoa bên phía ngoài mũi.
  • Lưu ý không nên xì mũi trong khoảng 2 ngày tiếp theo để tránh có thể lại bị chảy máu.
  • Người bệnh có thể dùng túi chườm lạnh hoặc khăn lạnh chườm vào các vùng sau gáy, dọc mũi và trán để giúp phần nào giảm được tình trạng đau đầu, cũng như giúp máu mũi đông lại.
  • Áp dụng một số mẹo dân gian như dùng giấm táo: Dùng bông gòn nhúng giấm táo, cẩn thận đặt vào lỗ mũi khoảng 3 đến 5 phút sẽ giúp làm giảm tình trạng chảy máu cam.
Cách xử lý đau đầu và chảy máu cam tại nhà hiệu quả nhất

2. Xử lý làm giảm cơn đau đầu

  • Khi bị đau đầu có kèm theo tình trạng chảy máu mũi, người bệnh cần tránh sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc NSAID vì chúng có thể gây ra tình trạng khó đông máu. Thay vào đó nên dùng các loại giảm đau chứa acetaminophen (paracetamol).
  • Giảm căng thẳng bằng cách nghỉ ngơi trong phòng ít ánh sáng, ít âm thanh.
  • Tránh các tác nhân kích thích hoặc gây đau đầu như rượu bia, thiết bị điện tử…
Uống thuốc Tây y giảm triệu chứng đau đầu, chảy máu mũi

IV - Một số biện pháp phòng tránh tình trạng nhức đầu chảy máu mũi

Xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học là điều đầu tiên giúp phòng ngừa tình trạng đau đầu, chảy máu cam hiệu quả, cụ thể:

  • Không nên làm việc quá sức, cần cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, thư giãn để bản thân không bị rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng kéo dài.
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đủ vitamin và dưỡng chất, bổ sung thêm nhiều rau củ và trái cây tươi. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế tối đa các loại thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, không sử dụng nhiều các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…
  • Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.
  • Uống đủ nước, khoảng 2 lít mỗi ngày.
  • Không nên thức khuya.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Không nên lạm dụng các loại thuốc xịt mũi, kháng viêm, kháng sinh.
  • Đảm bảo nhiệt độ trong phòng làm việc cũng như phòng ngủ luôn ở mức phù hợp.
Cách phòng tránh đau đầu và chảy máu cam

V - Khắc phục đau đầu bằng phương pháp Đông y

Đông y trị đau đầu không chỉ an toàn, không gây tác dụng phụ lại có thể đem lại hiệu quả bền vững, hạn chế được nguy cơ tái phát nhờ cơ chế tác động tới đúng căn nguyên gây bệnh, giúp phục hồi chức năng não bộ, bổ huyết, hoạt huyết, khắc phục chứng thiếu máu lên não (nguyên nhân thực chất gây ra các tình trạng đau đầu không rõ nguyên nhân cụ thể).

Tuy nhiên, Đông y trị đau đầu muốn đem lại hiệu quả vượt trội, phải là Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại nhà máy chuẩn GMP - WHO, được nghiên cứu và bào chế dựa theo bài thuốc trị đau đầu hiệu nghiệm nhất của y học cung đình Huế. Sản phẩm giúp làm giảm hẳn hoặc hết chứng đau đầu chỉ sau khoảng 7 - 10 ngày, đặc biệt là có thể hạn chế được nguy cơ tái phát trong một khoảng thời gian dài, không còn phải uống giảm đau nữa.

Viên trị đau đầu ngự y mật phương

Có thể thấy, đa phần các tình trạng đau đầu chảy máu cam thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà người bệnh chủ quan, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường kèm theo, tốt nhất người bệnh nên tới bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh được tối đa biến chứng có thể xảy ra.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ