I - Những cơn đau đầu nguy hiểm cần cảnh giác
Dưới đây là một số cơn đau đầu mà chúng ta cần cảnh giác, không thể chủ quan được:
1. Đau đầu xuất hiện đột ngột, dữ dội
Cơn đau đầu dữ dội xuất hiện đột ngột có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tai biến mạch máu não (chảy máu bên trong não, sưng phù não, tắc nghẽn dây thần kinh não). Ngoài ra, đây còn là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị dị dạng mạch máu não.
Bệnh có thể khởi phát đột ngột, mức độ diễn biến nhanh chóng và nghiêm trọng. Các cơn đau đầu do chảy máu não có thể xuất hiện ngay khi đang gắng sức hoạt động thể lực, sinh hoạt hoặc thậm chí là trong lúc nghỉ ngơi.
2. Đau đầu kèm cảm giác tê bì
Triệu chứng đau đầu kèm theo tê bì thường xảy ra do tổn thương ở não bộ, cảm giác tê bì có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể. Sự xuất hiện của cơn đau đầu kèm theo cảm giác tê có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cử động của các bộ phận, gây phiền nhiễu tới đời sống của người mắc.
Ngoài ra, đau đầu kèm tê bì còn có thể là dấu hiệu của nhiều nhóm bệnh nguy hiểm khác, ví dụ như chứng đau thần kinh tọa, thoái hóa đốt sống cổ, thiếu máu não và một số bệnh lý hệ thần kinh khác. Khi có cảm giác tê bì không chịu nổi và những cơn đau đầu không thuyên giảm, bạn nên tới ngay cơ sở y tế để chẩn đoán.
3. Đau đầu dữ dội kèm cứng cổ
Các bệnh nguy hiểm như xuất huyết não, hoặc viêm màng não có thể gây đau đầu ở nhiều người. Xuất huyết não thường xảy ra ở chỗ phình động mạch, gây ra chảy máu não khiến hạn chế lưu thông máu vùng đầu-mặt-cổ. Đây cũng là căn nguyên khiến chúng ta bị đau đầu kèm theo cảm giác cứng hoặc mỏi cổ.
Ngoài ra, đau đầu dữ dội kèm cứng cổ có thể đó là triệu chứng của viêm màng não - một bệnh lý có thể do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra. Nếu nguyên nhân là do vi rút, thì thường chỉ mất vài ngày để bệnh hồi phục. Còn nếu do vi khuẩn gây ra, tình trạng đau đầu, cứng cổ sẽ không thuyên giảm mà thay vào đó trở nên nặng hơn và tần suất bị đau diễn ra thường xuyên hơn. Đây chính là bệnh lý liên quan tới đau đầu nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao nên người mắc nên cẩn trọng lưu ý thăm khám.
Xem thêm: Đau đầu thường xuyên có nguy hiểm không?
4. Đau đầu kèm đau cổ và mặt
Đau đầu kèm đau mặt, vùng cổ thường không gây nguy hiểm và tự khỏi sau vài phút đến vài giờ. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau liên tục hoặc kéo dài bất thường thì nên đi thăm khám sớm, bởi đây có thể là một bệnh đau đầu báo hiệu tổn thương nguy hiểm trong cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm một số vị trí đau đầu nguy hiểm để nhanh chóng phát hiện và điều trị.
5. Đau đầu kèm nôn, chảy nước mắt liên tục
Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do đau dây thần kinh đầu một bên. Cơn đau thường bắt đầu từ vùng sau gáy, sau lan tới mắt và hai bên đầu. Ngoài ra, người bệnh còn cảm giác buồn nôn, nôn rất khó chịu, cử động cổ trở nên khó khăn hơn. Cơn đau thường xuất hiện thành liên tục hoặc theo nhịp, cơn đau thường giật, đau nhói.
Đau đầu, chảy nước mắt và nôn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nghiêm trọng như đột quỵ, viêm não, u não, viêm màng não. Tuy nhiên nó cũng có thể là triệu chứng của những chứng bệnh thông thường không gây nguy hiểm nhiều cho sức khỏe, như là viêm họng, cảm lạnh và viêm dạ dày. Tốt nhất là bạn nên tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để tìm ra căn nguyên của tình trạng này, tránh để lâu sinh lo lắng.
6. Đau đầu, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng
Nếu bạn bị đau đầu kèm theo buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng thì nên đi khám tại các cơ sở uy tín vì tình trạng này có thể liên quan đến nhiều rối loạn trong cơ thể, phổ biến nhất là chứng đau nửa đầu, rối loạn tiền đình và chấn thương sọ não.
Ngoài ra, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính COVID-19 cũng là nguyên nhân mới gây nên triệu chứng đau đầu buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng.
7. Đau đầu kèm sốt cao không đỡ
Đau nhức đầu, sốt cao là một trong những triệu chứng điển hình của tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, cảm cúm. Bên cạnh đó, người bị nhức đầu sốt cao có thể xuất hiện các biểu hiện như: giảm cân, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn ngủ, người mệt mỏi bơ phờ…
Nếu tình trạng sốt kéo dài, sốt trên 38,5°C và đã dùng thuốc hạ sốt nhưng không đỡ thì bạn nên lập tức đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để có thể kịp thời xử lý, tránh nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
8. Đau đầu kèm mờ mắt
Nếu cơn đau đầu xuất hiện cùng với sự suy giảm thị lực, mắt nhìn mờ thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bất thường như sau:
- Ngộ độc carbon monoxide (CO): Tiếp xúc với khí CO với nồng độ cao hoặc kéo dài có thể gây ra tình trạng đau đầu, thị lực kém hoặc thậm chí là tử vong. Các triệu chứng khác bao gồm: nôn mửa, kiệt sức…
- Làm việc máy tính, thiết bị điện tử trong nhiều giờ: Rất nhiều người bị đau đầu, mỏi mắt, suy giảm thị lực khi làm việc máy tính, xem điện thoại trong nhiều giờ liên tục.
- Huyết áp thay đổi đột ngột: Khi huyết áp của bạn chuyển sang mức cao hơn hoặc thấp hơn bình thường thì có thể xuất hiện dấu hiệu đau đầu và mờ mắt. Khi huyết áp giảm, cơ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện mất nước (chóng mặt, khô miệng) hoặc khi huyết áp tăng thì bạn nên để ý thêm các dấu hiệu như khó thở, chảy máu mũi.
- Hạ đường huyết: Một trong những nguyên nhân gây đau đầu và mờ mắt là do hạ đường huyết do não bộ không được cung cấp đủ lượng glucose để duy trì hoạt động.
- U não: Khối u não có thể làm tăng áp lực nội sọ, khiến cho người bệnh hay bị đau đầu khi ngủ về đêm hoặc sáng. Ngoài ra, u não cũng khiến cho bệnh nhân cảm thấy mờ mắt, liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não.
II - Cách xử lý và hạn chế các cơn đau đầu nguy hiểm
Nếu không được khắc phục kịp thời, những cơn đau đầu như đã kể trên có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm (gây ra các tai nạn trong sinh hoạt và trong quá trình lao động, làm giảm hiệu suất học tập và làm việc, gây mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người bệnh).
Vì vậy, để giảm nhẹ mức độ nguy hiểm từ những cơn đau đầu, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:
1. Điều trị các bệnh lý gây ra cơn đau đầu
Nếu tình trạng đau đầu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý như: đột quỵ, rối loạn tiền đình, viêm màng não, tăng huyết áp, chấn thương sọ não, dị dạng mạch máu não… thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để khám bệnh và thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ, tránh trường hợp gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Tìm hiểu ngay: Cơn đau đầu báo hiệu đột quỵ.
2. Điều trị các triệu chứng đau đầu
Để giảm mức độ đau đầu, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản như sau:
2.1. Chườm nóng
Chườm nóng có tác dụng làm giãn các mạch máu, giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu đến não. Nhờ đó giúp thư giãn và giảm căng thẳng, stress (một trong những nguyên nhân gây ra cơn đau đầu).
Bạn có thể cho nước nóng vào túi chườm và đặt sau gáy, hoặc bạn có thể thay thế túi chườm bằng khăn ấm.
2.2. Mát xa vùng đầu vai gáy
Việc mát xa vùng cổ vai gáy có tác dụng quan trọng trong việc tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, giảm nhanh các cơn đau đầu do tuần hoàn máu kém gây ra.
2.3. Dùng các loại tinh dầu thiên nhiên
Nhiều loại tinh dầu thiên nhiên có tác dụng rất tốt để làm giảm chứng đau đầu, ví dụ như: tinh dầu bạc hà, tinh dầu oải hương, tinh dầu hoa hồng, tinh dầu bạch đàn, tinh dầu hoa hồng, tinh dầu hương thảo… Các loại tinh dầu này đều có công dụng tốt trong việc thư giãn tinh thần, hỗ trợ tăng cường lưu thông mạch máu não.
2.4. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Để tránh gặp phải các bệnh đau đầu nguy hiểm, bạn nên dành nhiều thời nghỉ ngơi hơn, bạn có thể nằm nghỉ hoặc nghe một bản nhạc nhẹ. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế làm những công việc ngoài trời hoặc lái xe bởi rất dễ có thể gặp phải tai nạn do đầu óc không tỉnh táo.
2.5. Bổ sung thực phẩm giàu Magie, vitamin nhóm B
Các loại thực phẩm giàu Magie (chuối, các loại ngũ cốc, bơ, cây họ đậu, cá béo) đã được chứng minh có tác dụng làm giảm tần suất các cơn đau đầu. Ngoài ra, người bị đau đầu có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B (thịt bò, trứng, sữa, rau lá xanh) rất tốt cho người bị đau đầu, giúp phòng ngừa sự tái phát của các triệu chứng đau đầu nguy hiểm.
2.6. Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại hoặc các loại thiết bị điện tử
Theo các chuyên gia, việc sử dụng máy tính, điện thoại quá mức có thể làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu. Do vậy, khi không làm việc hoặc học tập thì bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử này để giảm mức độ ảnh hưởng của chúng đến tình trạng đau đầu.
2.7. Dùng thuốc Tây giảm đau
Ngoài ra, nếu triệu chứng đau đầu diễn ra nghiêm trọng khiến cho người bệnh mất ngủ, không thể tập trung được vào các hoạt động trong công việc và cuộc sống thì bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc giảm đau (paracetamol, aspirin, ibuprofen…). Tuy nhiên, chỉ nên dùng các loại thuốc này khi có sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.
2.8. Sử dụng bài thuốc trị đau đầu Ngự Y Mật Phương
Trong lịch sử hàng ngàn năm của y học cổ truyền, những bài thuốc Ngự Y Mật Phương đã được các Ngự y trong Thái Y Viện nghiên cứu, bào chế chỉ dành để chữa bệnh cho các vị vua chúa. Vì thế, đây được đánh giá là những bài thuốc đem lại hiệu quả thần kỳ và linh nghiệm nhất, là "quốc bảo" y học cung đình.
Trong đó có bài thuốc dành riêng để trị tình trạng đau đầu. Bài thuốc trị đông y Ngự Y Mật Phương nhờ sử dụng những loại dược liệu quý hiếm, được sao tẩm, bào chế đặc biệt bởi những vị thầy thuốc giỏi nhất thời bấy giờ, có tác dụng lưu thông khí huyết, bổ huyết, hoạt huyết, dưỡng tâm, an thần, tức là giúp tăng cường mạnh mẽ lưu thông máu não, cho não bộ được cung cấp đủ lượng oxy và dưỡng chất cần thiết, phục hồi chức năng não bộ, đồng thời cũng làm giảm căng thẳng, stress, từ đó làm khắc phục hiệu quả tình trạng đau đầu sau khoảng 7 - 10 ngày sử dụng, đặc biệt là hạn chế được tối đa nguy cơ tái phát.
Viên trị đau đầu Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2, nhờ được bào chế theo bài thuốc gốc Ngự Y Mật Phương xưa, chuẩn Đông Y Thế Hệ 2, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại chuẩn GMP - WHO của Dược phẩm Nhất Nhất. Nhờ đó, sản phẩm không những đem lại hiệu quả thực sự, phù hợp với đại đa số cơ địa người Việt, lại được bào chế theo dạng viên nén tiện dụng, phù hợp với cuộc sống hiện đại.
Có thể thấy, việc khắc phục các cơn đau đầu trước khi tiến triển thành bệnh nguy hiểm là việc hết sức quan trọng, để làm giảm mức độ biến chứng cho sức khỏe, giúp người bị đau đầu sớm trở lại sinh hoạt bình thường và giảm áp lực kinh tế cho người bệnh.
DS. Ly
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nhan-biet-8-con-dau-dau-bao-hieu-benh-nguy-hiem-can-canh-giac-n20792.html