I - Vì sao bị đau đầu khi nằm nhiều, nằm lâu?
Hiện tượng đau đầu do nằm nhiều xuất phát từ nhiều nguyên nhân như ngủ quá nhiều, nằm sai tư thế, căng thẳng cơ, dùng điện thoại trước khi ngủ,…
1. Ngủ quá nhiều
Không chỉ thiếu ngủ mà ngay cả ngủ quá nhiều cũng có thể gây ra hiện tượng đau đầu. Hầu hết ở người lớn sẽ cần ngủ từ 7-9 tiếng mỗi ngày để cơ thể có thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Tuy nhiên, khi ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng tới sự điều tiết của các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine, khiến các mạch máu bị co lại hoặc giãn ra, gây hiện tượng đau đầu.
Chưa kể, khi nằm ì trên giường trong nhiều giờ, lượng nước trong cơ thể vẫn có thể giảm đi thông qua mồ hôi hoặc hơi thở. Nếu không bổ sung nước có thể khiến cơ thể bạn bị mất nước gây đau đầu.
Tìm hiểu thêm: Chứng đau đầu khi ngủ có nguy hiểm không?
Ngủ nhiều hơn 9 tiếng mỗi ngày có thể gây ra triệu chứng đau đầu
2. Nằm sai tư thế
Thói quen nằm sai tư thế cũng có thể là tác nhân gây nhức đầu khi nằm hoặc ngủ trong nhiều giờ. Cụ thể, có một số tư thế ngủ có thể khiến người bệnh bị đau đầu và đau mỏi cơ bao gồm:
- Nằm cong người sang một bên: Nằm lâu trong tư thế này khiến vai bị ép về phía trước, có thể gây căng cơ ở vùng cổ, từ đó kích thích các cơ và gây đau đầu do căng thẳng.
- Nằm sấp: Tuy có thể đem lại cảm giác dễ chịu khi nằm, nhưng nằm sấp có thể khiến cổ và đầu bị vặn vẹo bất thường, gây căng thẳng và nhức đầu.
- Nằm đặt cánh tay qua đầu: Tư thế nằm này gây áp lực và làm gián đoạn lưu thông máu lên não, gây đau đầu.
Tìm hiểu: Những tư thế nằm giảm đau đầu hiệu quả.
Tư thế nằm không đúng có thể gây đau đầu
3. Sử dụng thiết bị di động khi nằm
Sử dụng điện thoại di động liên tục trong khi nằm có thể gây đau đầu vì trong trường hợp này, mắt phải nhìn vào ánh sáng xanh trong thời gian dài, gây cảm giác chói, mỏi mắt và ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh của mắt. Chưa kể là thói quen sử dụng điện thoại di động trong tư thế không đúng có thể gây căng cơ và áp lực lên cổ và vai, gây ra tình trạng đau đầu khi nằm.
Dùng thiết bị điện tử trong khi nằm khiến mắt nhức mỏi, kéo theo tình trạng đau đầu
4. Thiếu máu lên não
Khi nằm chúng ta thường ít vận động nên lưu lượng máu và oxy điều hướng đến não sẽ giảm. Ngoài ra với những người nằm gối quá cao không chỉ gây mỏi vùng cổ vai gáy mà còn khiến máu lưu thông đến não kém đi. Điều này gây ra sự suy giảm cung cấp dưỡng chất và năng lượng cho các tế bào não, dẫn đến đau đầu và chứng đau nửa đầu.
II - Nằm nhiều bị đau đầu có nguy hiểm không?
Đau đầu khi nằm nhiều có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đa phần đều là các tác nhân lành tính nên không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu đau đầu thường xuyên tái phát mỗi khi nằm, hoặc mức độ đau ngày một nặng hơn kèm cảm giác buồn nôn, hoa mắt, mất thăng bằng,… thì người bệnh nên lập tức tới bệnh viện thăm khám. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như viêm xoang, vấn đề cột sống, đột quỵ, viêm màng não, u não,…
III - Nằm nhiều bị đau đầu phải làm sao để khắc phục?
1. Tránh "ngủ nướng" quá lâu
Không để mình ngủ quá lâu vào các buổi sáng cuối tuần hay ngày nghỉ. Thay vào đó bạn nên cố gắng duy trì một thời gian ngủ ổn định để cơ thể thích nghi và duy trì điều chỉnh chu kỳ ngủ.
Đảm bảo bạn có đủ giấc ngủ trong khoảng thời gian 7-9 giờ mỗi ngày để cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng, giảm nguy cơ đau đầu. Nhưng cũng không nên ngủ quá nhiều nếu không muốn cơ thể bị uể oải, nhức đầu sau khi ngủ dậy.
2. Tạo môi trường nằm và tư thế nằm thoải mái
Hạn chế tiếng ồn, ánh sáng chói và đảm bảo nơi nghỉ ngơi được thoáng đãng. Nên đóng rèm cửa, tránh ánh sáng chói và âm thanh mạnh (những tác nhân có thể gây đau đầu).
Ngoài ra, bạn không nên nằm sấp, nằm cong người mà nên nằm ngửa một cách thoải mái nhất để tránh làm gián đoạn lưu thông máu lên não. Ngoài ra bạn nên sử dụng gối phù hợp để giữ cổ và đầu trong đúng đĩa vị, tránh để cổ bị căng thẳng.
3. Tránh dùng điện thoại quá lâu
Như đã đề cập thì phần lớn chúng ta đều có thói quen dùng điện thoại trong khi nằm. Do vậy bạn nên loại bỏ thói quen xấu này trước khi nằm nghỉ ngơi, thay vào đó hãy thử tập trung thư giãn tinh thần và cơ thể.
Hạn chế sử dụng điện thoại khi nằm
4. Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn
Tập thể dục hàng ngày giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và tăng cường sự thư giãn. Bạn nên lựa chọn các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc yoga để duy trì sức khỏe và giảm nguy cơ đau đầu khi nằm nhiều.
5. Uống đủ nước, hạn chế bia rượu
Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, giúp duy trì cân bằng nước trong cơ thể và hạn chế nguy cơ mất nước. Trước khi nằm nghỉ, nên tránh uống nhiều rượu bia hoặc dùng chất kích thích vì những thứ này có thể làm bạn mất nước hoặc không thể kiểm soát thư thế nằm.
6. Chườm lạnh để giảm bớt cơn đau
Nếu bị đau nửa đầu, bạn có thể chườm khăn lạnh lên trán trong khoảng 15 phút để giảm bớt cảm giác đau nhức. Còn nếu do chứng đau đầu căng thẳng thì thử chườm khăn ấm vào cổ, gáy.
Chườm khăn là phương pháp đơn giản để giảm đầu khi nằm nhiều
7. Uống thuốc giảm đau
Một cách cuối cùng để trị cơn đau đầu tại nhà nếu như đã áp dụng các phương pháp trên nhưng không hiệu quả, đó là dùng các loại thuốc tây y có công dụng giảm đau như aspirin, paracetamol,… Tuy nhiên không nên dùng quá liều lượng hoặc dùng quá thường xuyên.
IV - Khắc phục tình trạng đau đầu do nằm nhiều bằng bài thuốc Ngự y mật phương
Vì thiếu máu lên não cũng là nguyên nhân gây ra đau đầu khi nằm nhiều nên việc sử dụng các sản phẩm như viên trị đau đầu Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2, giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu lên não, phục hồi chức năng não bộ, giảm căng thẳng, lo âu là một trong những phương pháp an toàn và hiệu quả nhất giúp khắc phục triệt để tình trạng này, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.
Có thể thấy, tình trạng nằm nhiều bị đau đầu hoàn toàn có thể khắc phục được hiệu quả một khi đã xác định được rõ nguyên nhân. Ngoài ra, việc duy trì những thói quen tốt như nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ, sinh hoạt điều độ… cũng sẽ phần nào giúp bạn và người thân phòng ngừa được tình trạng này.
DS. Yến
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/tai-sao-nam-nhieu-lai-bi-dau-dau-co-phai-do-benh-ly-nguy-hiem-n21933.html