Đau đỉnh đầu là bệnh gì? Chia sẻ 9 cách chữa hiệu quả tại nhà

2023-05-11 09:40:29

Là một trong những dạng đau đầu thường gặp nhất, đau đỉnh đầu có thể chỉ là hậu quả của việc mất ngủ, stress thường xuyên, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những rất nhiều bệnh lý nguy hiểm.

I - Đau đỉnh đầu là bệnh gì?

Đau đỉnh đầu là tình trạng đau đầu đột ngột hoặc âm ỉ ở vùng đỉnh đầu, có cảm giác như bị một vật nặng đè chặt trên đỉnh đầu. Cơn đau có thể chỉ xảy ra trong vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và công việc của người bệnh.

Đau đỉnh đầu thường sẽ kèm theo các triệu chứng đồng thời khác như đau giật nhói từng cơn, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng…

II - Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đỉnh đầu

1. Thiếu máu lên não

Ngoài các trường hợp có thể xác định rõ nguyên nhân như chấn thương, bẩm sinh não, tụ máu, bệnh về não... hoặc đau đầu thứ phát do bệnh khác gây ra (như xoang...) thì 90% các trường hợp đau đầu không rõ nguyên nhân là do tình trạng thiếu máu lên não, bao gồm triệu chứng đau ở đỉnh đầu.

2. Chứng đau đầu do căng thẳng

Đau đầu do căng thẳng cũng có thể là lý do gây tình trạng đau nhức phía trên đỉnh đầu. Chứng đau đầu này gây áp lực kéo dài lên khu vực đỉnh đầu và hai bên, thường sẽ âm ỉ và không gây nhói. Nguyên nhân là do sự căng thẳng của cơ mặt, cổ, hàm, cơ vai gáy hoặc da đầu bị kích thích do nằm hoặc ngồi sai tư thế.

Vì ít gây nghiêm trọng nên người bệnh vẫn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường. Và thời gian đau cũng sẽ chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn khoảng 30 phút, lâu nhất là 1 tuần.

Ngoài triệu chứng đau trên đỉnh đầu, căng thẳng kéo dài còn có thể gây ra các cơn đau đầu vùng cổ gáy hoặc thái dương.

Đau đầu do căng thẳng

3. Chứng đau nửa đầu

Đau nửa đầu Migraine là một bệnh lý về thần kinh với dấu hiệu điển hình là cơn đau đầu lan tỏa từ đỉnh đầu xuống gáy hoặc hai bên đầu. Do đó, khi mắc chứng bệnh này, người bệnh đôi khi sẽ cảm nhận được một số cơn đau đỉnh đầu bên trái hoặc bên phải với cường độ đau tăng dần. Ngoài ra, cơn đau thường xuất hiện thêm đồng thời các triệu chứng khác như nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, gây buồn nôn.

4. Chứng nhức đầu chùm

Bệnh lý này còn được gọi là đau đầu chuỗi, là cơn đau đầu xuất hiện theo từng “cụm”. Cơn đau lúc đầu ở vùng quanh hoặc sau hốc mắt, sau đó mới lan đến vùng đỉnh đầu. Đặc biệt, tình trạng này sẽ xuất hiện vào cùng một thời điểm mỗi ngày, thường là vào buổi tối với cường độ mạnh, kéo dài khoảng 20 phút cho tới 3 giờ đồng hồ.

Bệnh lý này còn kèm theo các dấu hiệu khác như mắt bị sụp mí, bị sưng đỏ, chảy nước mắt, nước mũi, nghẹt mũi.

5. Chứng đau đầu kinh niên

Đau đầu kinh niên (đau đầu mạn tính) là tình trạng đau đầu xảy ra thường xuyên, kéo dài và với cường độ tăng dần từ 15 ngày trở lên, với các dạng đau đầu khác nhau, trong đó có đau đỉnh đầu. Chính vì vậy, để tránh tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị kịp thời.

Đau đầu kinh niên có thể dẫn tới tình trang đau ở đỉnh đầu

6. Đau đầu do viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý có thể dẫn tới tình trạng đau đỉnh đầu, đau một bên và mặt. Trong trường hợp này, cách duy nhất để khắc phục chứng đau đầu là phải điều trị được bệnh viêm xoang hiệu quả. Hiện nay, phương pháp trị viêm xoang phổ biến nhất là uống thuốc và phòng ngừa tại nhà.

7. Đau dây thần kinh chẩm

Dây thần kinh chẩm bị kích thích gây ra đau đỉnh đầu là dạng đau bắt nguồn từ cột sống, sau đó lan đến cổ và sau đầu, gây ra triệu chứng đau đỉnh đầu phía sau hoặc đau đỉnh đầu kèm đau cổ. Đặc biệt, cơn đau không chỉ ở khu vực quanh đỉnh đầu mà còn lan ra sau đầu, đến trán và sau hốc mắt.

Xem thêm: Đau đầu sau gáy: Nguyên nhân & Cách điều trị.

8. Đau đỉnh đầu do thay đổi thời tiết

Khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ lạnh, có thể là do thời tiết hoặc do ăn uống đồ lạnh, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau nhói ở đỉnh đầu, cơn đau kéo dài chỉ vài giây. Nguyên nhân được các chuyên gia lý giải là do nhiệt độ lạnh bất ngờ sẽ gây kích thích các dây thần kinh và gây nhức đầu, mệt mỏi.

Tìm hiểu thêm về hiện tượng: Đau đầu khi trời lạnh.

9. Thiếu ngủ hoặc mất ngủ

Ngoài căng thẳng, thiếu ngủ cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đau đỉnh đầu. Như 1 vòng tròn luẩn quẩn, mất ngủ dẫn đến đau đầu, còn đau đầu lại làm trầm trọng thêm tình trạng mất ngủ. Nguyên nhân chính là do chất lượng giấc ngủ bị suy giảm gây ra rối loạn quá trình sản sinh chất dẫn truyền thần kinh mang tên orexin - chất dẫn truyền đóng vai trò quan trọng trong giấc ngủ và tạo sự kích thích. Nếu mất ngủ hoặc thiếu ngủ kéo dài còn gây ra một số chứng bệnh đau đầu khác, mà tiêu biểu là chứng đau đầu về đêm.

Nên đọc: Đau đầu do thiếu ngủ: Cách khắc phục ra sao?

Một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau đỉnh đầu là do thiếu ngủ

10. Lạm dụng thuốc

Những người thường hay lạm dụng sử dụng thuốc giảm đau, đặc biệt là nhóm thuốc không kê đơn sẽ có khả năng bị đau đầu ở đỉnh đầu cũng như một số vùng khác. Biểu hiện này còn được các chuyên gia gọi với thuật ngữ riêng là đau đầu hồi ứng (rebound headaches).

11. Vận động thể lực quá sức

Khi vận động quá sức, cụ thể là tập thể dục hoặc làm việc cường độ mạnh, nhiều người thường bị đau đỉnh đầu. Tình trạng này còn được gọi là đau đầu do gắng sức, nguyên nhân là do bị tăng huyết áp. Để khắc phục được tình trạng này, trước khi vận động khoảng 1 tiếng rưỡi, người bệnh nên bổ sung nguồn protein, uống đủ nước trước và trong khi tập, làm việc. Nếu đau vùng đỉnh đầu hoặc vùng khác xảy ra thường xuyên khi vận động, người bệnh nên đi thăm khám để có thể tìm ra nguyên nhân chính xác cũng như cách điều trị hiệu quả.

Vận động quá mức

III - Đau đỉnh đầu có phải triệu chứng nguy hiểm không?

Đa phần tình trạng đau trên đỉnh đầu đều không ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe và có thể khắc phục giảm đau ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài không đỡ, nhức đầu nhiều ngày liên tục thì người bệnh cần sớm tới cơ sở y tế để chuẩn đoán bệnh tình. Đặc biệt là khi gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Buồn nôn hoặc nôn ói liên tục.
  • Sốt cao.
  • Cứng cổ.
  • Co giật.
  • Ngất xỉu.
  • Tê liệt một số bộ phận trên cơ thể.

IV - Những cách trị đau đỉnh đầu hiệu quả

1. Chữa đau đỉnh đầu tại nhà nhanh chóng bằng mẹo

  • Bổ sung thêm nước cho cơ thể: Vì mất nước có thể gây ra các chứng đau đầu kể trên, nên người bị đau đỉnh đầu nên uống nước lọc hoặc nước ép trái cây để giúp cơ thể nhanh chóng bổ sung nước, cung cấp thêm oxy cho não, qua đó sẽ giúp giảm bớt đau đầu.
  • Mát xa: Bằng cách mát xa nhẹ nhàng lên vùng cổ, thái dương và quanh mắt sẽ làm giảm căng cơ, cũng như điều hòa lưu thông máu lên não, làm giảm triệu chứng đau đầu.
  • Chườm khăn nóng hoặc chườm đá lạnh: Đây là cách rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất tốt. Tùy theo nguyên nhân gây đau đầu để lựa chọn dùng khăn lạnh hoặc khăn nóng để chườm lên vùng trán và cổ sau gáy trong vài phút.
  • Để cho cơ thể nghỉ ngơi: Người bệnh nên thư giãn tinh thần, để cơ thể nghỉ ngơi tại nơi yên tĩnh, tránh nơi ồn ào hoặc ánh sáng mạnh. Tốt hơn hết nên nằm nghỉ trong vòng 15-30 phút có thể giúp cơn đau nhức đỉnh đầu dịu bớt.
  • Uống một cốc trà gừng nóng: Một tách trà gừng ấm sẽ giúp thư giãn tinh thần và giảm đau đầu nhanh chóng tại nhà nhờ chứa gingerols và shogaols, những hoạt chất kháng viêm và giảm đau tự nhiên. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm mật ong vào tách trà gừng để đạt hiệu quả hơn nhé.
Uống trà gừng - chữa đau đỉnh đầu tại nhà

2. Điều trị bằng thuốc Tây y

Khi bị đau đỉnh đầu thì dùng thuốc là phương pháp phổ biến và nhiều người bệnh áp dụng nhất. Các thuốc thường được dùng bao gồm các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, thuốc giãn cơ và triptans, thuốc giảm đau không kê đơn acetaminophen….

Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nếu dùng quá thường xuyên, vậy nên nếu dùng thuốc kéo dài tới hơn 3 ngày, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến chuyên gia.

3. Điều trị bằng thuốc Đông y

Vì máu lưu thông đến não kém là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đau đỉnh đầu nên hướng mới khắc phục hiệu quả nhất chính là hoạt huyết Đông y tăng cường mạnh mẽ máu lên não, từ đó sẽ làm hết hoặc giảm hẳn chứng đau đỉnh đầu.

Viên đau đầu Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường mạnh mẽ lưu thông máu lên não, bổ sung dưỡng chất cho máu, từ đó khắc phục hầu hết các dạng đau đầu, trong đó có đau đỉnh đầu.

Sản phẩm an toàn, hiệu quả vượt trội và khác biệt nhờ được bào chế theo bài thuốc Ngự Y Mật Phương - “Quốc bảo” y học cung đình, đạt chuẩn Đông Y Thế Hệ 2, được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP - WHO, được Thủ tướng chính phủ trao tặng giải vàng chất lượng quốc gia.

Thuốc Đông y: Ngự y mật phương 5

4. Điều trị thần kinh cột sống

Với những cơn đau đỉnh đầu có liên quan tới việc sai tư thế trong sinh hoạt hoặc vấn đề về đốt sống cổ (Vì cơn đau đầu có liên quan tới 2 đốt sống cổ trên cùng, xương chẩm, xương đáy sọ), cơn đau tái phát nhiều lần thì điều trị thần kinh cột sống chính là giải pháp hiệu quả.

Việc điều trị đau đỉnh đầu theo phương pháp này sẽ giúp chỉnh cột sống cổ trên thẳng hàng, đồng thời giữ cho vùng cổ, đầu xương, dây thần kinh và cơ ở đúng vị trí của nó.

Trị liệu thần kinh cột sống

5. Bấm huyệt

Ngoài những phương pháp kể trên, người bệnh còn có thể áp dụng cách bấm huyệt để giảm đau đầu ngay tại nhà. Cụ thể, với 3 vị trí bấm huyệt sau sẽ giúp bạn trị đau đầu nhanh chóng, nhất là khi cơn đau đỉnh đầu của bạn bắt nguồn từ chứng đau đầu do căng thẳng hoặc đau dây thần kinh chẩm. Cụ thể, phương pháp được thực hiện như sau:

- Bấm huyệt Bách Hội, Thái Xung

Huyệt Thái Xung (taichong) nằm ở phần lõm trên mu bàn chân, giữa ngón chân cái và ngón chân trỏ. Còn huyệt Bách Hội (baihui) nằm ở chính giữa đỉnh đầu, là điểm giao nhau giữa ấn đường và hai tai khi dóng thẳng lên đỉnh đầu. Để thực hiện, người bệnh ngồi thằng lưng, dùng ngón tay cái xoa huyệt Bách hội trên đỉnh đầu trong 2 phút. Sau đó dùng ngón tay cái của cả hai tay và day ấn huyệt Thái xung ở mu bàn chân hai bên trong 2 phút. Có thể lặp đi lặp lại cho đến khi đau đầu thuyên giảm.

- Bấm huyệt Phong Trì

Huyệt Phong Trì (Fengchi) là phần lõm ở phía sau gáy, gần khu vực cổ, ngang tầm dái tai. Để bấm huyệt, người bệnh sử dụng ngón cái hai tay và day, xoa đều vào huyệt trong vòng 2 phút, giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não. Lặp đi lặp lại cho đến khi giảm bớt đau nhức đỉnh đầu.

V - Làm thế nào để hạn chế tình trạng đau đỉnh đầu?

Người bệnh hoàn toàn có thể hạn chế, phòng ngừa nguy cơ đau nhức đỉnh đầu nhờ thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc khoa học hơn. Cụ thể:

  • Giảm lo âu và căng thẳng: Để hạn chế tình trạng đau nửa đầu, bạn nên thử các bài tập yoga, thiền, và thể dục đều đặn để giảm căng thẳng và lo âu. Tìm thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tinh thần được thoải mái và thư giãn hơn.
  • Hạn chế tối đa việc dùng rượu bia, chất kích thích: Rượu bia và các chất kích thích như thuốc lá có thể gây đau đầu hoặc làm triệu chứng đau đầu nặng hơn, nên hạn chế dùng những thứ này sẽ giúp bạn phòng ngừa sự xuất hiện của các cơn đau đầu.
  • Dùng cafein vừa phải: Nên hạn chế uống những đồ uống chứa nhiều cafein như nước chè, cà phê một cách quá thường xuyên.
  • Đảm bảo giấc ngủ đủ: Dù có bận rộn đến đâu thì cũng nên cho mình một giấc ngủ chất lượng, vừa giúp hạn chế đau đỉnh đầu do thiếu ngủ, lại vừa giúp cơ thể phục hồi năng lượng.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về chứng đau đỉnh đầu, nguyên nhân cũng như các cách điều trị hiệu quả Song, nếu tình trạng đau kéo dài, cơn đau dữ dội, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Lên đầu trang
Loading