Đau đầu căng cơ là bệnh gì? Triệu chứng & cách điều trị hiệu quả

2023-02-15 10:31:16

Trong nhóm bệnh đau đầu nguyên phát, chứng đau đầu do căng cơ là dạng đau đầu phổ biến, chiếm tỷ lệ cao nhất lên tới 78%. Chứng bệnh này gây ra những triệu chứng hết sức khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến nhịp sinh hoạt thường nhật của người bệnh. Vậy phải làm sao để đối phó với bệnh lý đau đầu này?

I - Đau đầu căng cơ là gì?

Đau đầu căng cơ (hay còn được gọi là chứng đau đầu do căng thẳng) là dạng đau đầu cực kỳ phổ biến. Theo một thống kê từ NCBI, có tới 78% người trưởng thành từng mắc phải chứng đau đầu này. Do đặc trưng bởi cảm giác đau đầu và căng thẳng cơ bắp chứ không do tổn thương đầu nên chứng đau đầu này được phân vào nhóm đau đầu cơ năng. Khi mắc đau đầu căng cơ, người bệnh có thể cảm nhận cơn đau lan tỏa âm ỉ, ê ẩm xung quanh từ vùng trán đến chẩm. Cơn đau đầu có thể tiến triển từ mức độ nhẹ, đau âm ỉ cho đến nặng, đau nhói, lan tỏa ra xung quanh đầu.

Ngoài ra, những người có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:

  • Người trưởng thành (thường phổ biến trong độ tuổi từ 40-49).
  • Phụ nữ thường mắc nhiều hơn nam giới, và còn nhiều hơn ở những người có chứng đau đầu căng cơ mạn tính.
  • Thiếu niên, trẻ em.
  • Người thường xuyên bị stress.
  • Người phải ngồi liên tục, cố định trong một tư thế.
  • Người ít vận động.

Nếu không được điều trị, triệu chứng của đau đầu căng cơ có thể trở nên nghiêm trọng hơn và tiến triển thành mạn tính, làm xáo trộn các hoạt động hằng ngày của người bệnh.

Đau đầu căng cơ là bệnh gì?

Đau đầu căng cơ là dạng đau đầu hay gặp nhất

II - Triệu chứng đau đầu căng cơ là gì?

  • Đau khởi phát chậm từ nhẹ tới trung bình.
  • Cơn đau đầu diễn ra âm ỉ.
  • Cảm giác như có áp lực đè nén trên trán, hai bên đầu hoặc phía sau đầu.
  • Đau ở da đầu, căng cơ vùng cổ và vai gáy.
  • Mệt mỏi cơ bắp.
  • Buồn nôn hoặc nôn (ít gặp).
  • Đau ê ẩm, không nhói, không nặng thêm.

Bên cạnh đó, thông qua tần suất và mức độ của cơn đau đầu, người ta đã phân loại chứng đau đầu căng cơ thành 3 dạng:

  • Đau đầu căng cơ từng cơn không thường xuyên: Các triệu chứng đau đầu diễn ra ít hơn 1 lần mỗi tháng.
  • Đau đầu căng cơ từng đợt: Đau đầu diễn ra ít hơn 15 ngày mỗi tháng và trong ít nhất 3 tháng. Cơn nhức đầu diễn ra trong khoảng 30 phút cho tới 1 tuần.
  • Đau đầu căng cơ mạn tính: Triệu chứng diễn ra hơn 15 ngày mỗi tháng trong ít nhất 3 tháng. Đau đầu có thể xảy ra hàng giờ, liên tục không dứt.

Triệu chứng nhận biết đau đầu căng cơ

Đau xung quanh đầu, âm ỉ, áp lực

III - Những nguyên nhân gây đau đầu căng cơ

1. Do tình trạng thiếu máu lên não

Nếu tình trạng đau đầu căng cơ không xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể (như do chấn thương, bẩm sinh não...) thì nguyên nhân chính gây ra tình trạng này chính là do tình trạng thiếu máu lên não, xảy ra khi não bộ không được cũng cấp đủ lượng oxy và dưỡng chất, khiến chức năng não bộ bị suy giảm.

2. Căng thẳng, stress kéo dài

Những căng thẳng gặp phải trong công việc, gia đình và xã hội, áp lực và lo lắng từ những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng cơ, căng thẳng thần kinh và gây ra chứng đau đầu căng cơ.

3. Nằm hoặc ngồi sai tư thế

Ngồi sai tư thế hoặc ngồi trong tư thế vặn vẹo có thể ảnh hưởng, gây áp lực liên tục tới cột sống và các bó cơ xung quanh, đặc biệt là khu vực vai gáy, cổ. Điều này gây ra trạng thái căng thẳng cơ, kích thích các dây thần kinh và gây nhức đầu. Tương tự đó, khi ngủ mà nằm sai tư thế, kê gối quá cao hoặc quá thấp sẽ làm cơ vùng cổ và vai có thể bị căng cứng, đau nhức, dẫn đến nhức đầu.

Ngồi sai tư thế gây đau đầu căng cơ

Ngồi sai tư thế trong thời gian dài có thể gặp phải tình trạng đau đầu căng cơ

4. Căng thẳng mắt

Trong thời đại công nghệ hiện đại, chúng ta thường dành quá nhiều thời gian cho điện thoại, máy tính... để làm việc hoặc giải trí. Nhưng nếu để mắt phải làm việc liên tục có thể gây nhức mỏi, căng thẳng, cơ mắt có thể bị co lại. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây đau đầu căng cơ mà còn dễ dẫn đến các bệnh lý về mắt.

5. Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều

Ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều đều có thể khiến chức năng thần kinh, chức năng cơ thể làm việc không còn hiệu quả, dễ dẫn tới hiện tượng căng thẳng thần kinh gây ra đau đầu. Phần lớn các cơn đau đầu khi ngủ dậy sau một giấc ngủ không khoa học đều liên quan tới chứng đau đầu căng cơ.

Xem thêm: Ngủ dây bị đau đầu là do đâu?

6. Ít vận động

Thói quen sống ít vận động, ít luyện tập thể dục, thể thao cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và góp phần vào tình trạng này. Thiếu hoạt động thể chất khiến các cơ yếu đi, và khi phải tham gia hoạt động yêu cầu thể chất sẽ khiến các cơ bị căng thẳng, gây ra đau đầu.

Cơ thể ít vận động có thể gây nhức đầu căng cơ

Đau đầu căng cơ có thể gặp ở những người ít vận động, thể dục

7. Do các yếu tố kích thích

Nhạy cảm với mùi hương đặc biệt và tiếng ồn cũng có thể gây ra đau đầu căng cơ. Một số người có độ nhạy cảm đặc biệt với mùi hương như nước hoa hoặc mùi sơn, trong khi âm thanh ồn ào như còi xe hoặc tiếng nhạc lớn cũng có thể kích thích hệ thống thần kinh và gây ra đau đầu.

8. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất

Khi cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết hoặc làm việc quá sức mà không có sự phục hồi đầy đủ, có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, hệ thống thần kinh có thể hoạt động kém hiệu quả và dễ bị kích thích, dẫn đến đau đầu căng cơ.

Nên đọc: Hay đau đầu là do thiếu chất gì?

IV - Đau đầu căng cơ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia thì đau đầu căng cơ thường không gây ra nguy hiểm cho sức khỏe của người mắc, thường có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị. Tuy nhiên khi bệnh kéo dài và chuyển thành thể mạn tính, nếu không chăm sóc và điều trị dứt điểm thì sẽ gây ra tác động tiêu cực tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Ngoài ra, đau đầu căng cơ cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn như: đột quỵ, khối u não hoặc các vấn đề về tim mạch. Do vậy, cách tốt nhất là nên thăm khám tại các bệnh viện để được chẩn đoán chính xác, tránh nhầm lẫn với các chứng bệnh tương tự.

Tìm hiểu thêm: Nhận biết các vị trí đau đầu nguy hiểm

V - Chẩn đoán đau đầu căng cơ như thế nào?

Chẩn đoán chứng đau đầu căng cơ thường được các bác sĩ tiến hành bằng cách loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây đau đầu và dựa vào triệu chứng và thông tin từ người bệnh. Người bệnh nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để các bác sĩ có thể chẩn đoán đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị đau đầu hợp lý với mỗi người.

Thông thường, để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng đau đầu của bạn, bạn nên đưa ra những thông tin chính xác về tình trạng đau đầu của mình bao gồm:

  • Đặc điểm của cơn đau đầu: Cảm giác đau diễn ra liên tục, dồn dập hay từ từ, tăng dần?
  • Vị trí cơn đau: Đau ở khắp đầu hay chỉ xuất hiện ở một bên? Đau đầu vùng trán, xung quanh đầu hay sau hốc mắt?
  • Mức độ cơn đau: Cơn đau có dữ dội hay chỉ âm ỉ? Có khiến bạn không thể làm việc hoặc nghỉ ngơi hay không?

Chẩn đoán & Phác đồ điều trị cho bệnh đau đầu căng cơ

Người bệnh nên tới bệnh viện để được chẩn đoán bệnh chính xác

VI - Cách điều trị chứng đau đầu căng cơ hiệu quả

Các biện pháp giúp làm thuyên giảm và kiểm soát tốt triệu chứng đều được khuyến khích, bao gồm cả biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.

1. Sử dụng thuốc Tây y

  • Thuốc giảm đau: Aspirin, ibuprofen và naproxen natri… giúp giảm đau, kháng viêm.
  • Thuốc kết hợp: Aspirin, acetaminophen (paracetamol hoặc tylenol), kết hợp với các chất an thần hoặc caffein.
  • Thuốc triptans: Đây là loại thuốc được khuyến cáo dành cho những người bị cả chứng đau nửa đầu và đau đầu căng cơ.

Điều trị đau đầu căng cơ bằng thuốc tân dược có ưu điểm là tác dụng nhanh nhờ công dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không nên lạm dụng hoặc tự ý sử dụng thuốc khi chưa được kê đơn từ dược sĩ, bác sĩ để tránh uống nhầm thuốc, uống sai liều lượng.

Một số loại thuốc trị đau đầu căng cơ

Thuốc giảm đau paracetamol, aspirin thường được dùng cho người bị đau đầu căng cơ

2. Sử dụng thuốc Đông y

Đông y nhờ cơ chế giúp bổ huyết, hoạt huyết, dưỡng tâm, an thần, vừa khắc phục triệt để tình trạng thiếu máu lên não, vừa làm giảm căng thẳng, lo âu, từ đó giúp cải thiện hiệu quả chứng đau đầu căng cơ, hạn chế được nguy cơ tái phát.

Viên trị đau đầu Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2, nhờ được bào chế theo "bài thuốc dâng vua" trị đau đầu hiệu nghiệm nhất, đạt chuẩn Đông Y Thế Hệ 2, an toàn, không gây tác dụng phụ, vượt trội hơn nhiều so với Đông y thông thường, cạnh tranh được với Tây y trong nhiều trường hợp. Chính vì vậy, nhiều người bệnh bị đau đầu, trong đó có đau đầu căng cơ, sau khi dùng sản phẩm, chỉ sau 7 đến 10 người đã thấy hết đau đầu hoặc giảm đi rất nhiều, không còn thấy tái phát lại trong thời gian dài sau khi dùng đủ liệu trình.

3. Trị liệu vật lý

  • Mát xa: Phương pháp xoa bóp và tác động vào vùng cơ bị đau hoặc mỏi do chứng đau đầu căng cơ, giúp giảm đau và giãn cơ rất tốt.
  • Trị liệu thần kinh cột sống: Phương pháp này tập trung vào việc nắn khớp xương, giúp dây thần kinh thoát khỏi áp lực chèn ép sẽ giúp giảm đau đầu.
  • Các phương pháp trị liệu công nghệ cao: Bao gồm trị liệu laser và sóng xung kích Shockwave, được sử dụng để kích thích sự hồi phục của các mô cơ.

4. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Việc chườm nhiệt sẽ giúp các cơ bắp được thư giãn cũng như làm giảm căng thẳng, qua đó sẽ giúp chữa đau đầu hiệu quả tại nhà. Người bệnh có thể dùng một chiếc khăn và ngâm nước lạnh rồi vắt cho bớt nước, sau đó chườm lên vùng trán hoặc đỉnh đầu trong khoảng 30 phút. Ngoài ra bạn cũng có thể chườm khăn với nước ấm lên vùng thái dương, trán hoặc vùng vai gáy để giảm stress, giúp lưu thông máu lên não tốt hơn.

Chườm khăn nóng hoặc khăn lạnh để giảm đau đầu

Chườm khăn nóng tại vùng cổ, vai gáy

5. Phương pháp hít thở

Hít thở đúng cách là phương pháp thư giãn dễ thực hiện, giúp hạn chế hormone costirol gây căng thẳng và tăng cường endorphin (hormone giảm cảm giác đau). Ngoài ra, hít thở sâu còn giúp cung cấp thêm oxy cho não, giúp điều hòa lưu thông máu tốt hơn.

Người bệnh có thể tham khảo cách thực hiện như sau:

  • Đến nơi không khí thoáng đãng, ít tiếng ồn.
  • Giữ thẳng lưng, sau đó hít một hơi bằng mũi một cách chậm rãi.
  • Giữ hơi thở trong khoảng 5 giây, sau đó từ từ thở ra bằng miệng đều đặn như lúc lấy hơi.
  • Thực hiện lặp lại liên tục trong khoảng 10 phút sẽ thấy cơn đau đầu giảm bớt nhiều phần.

VII - Những cách phòng ngừa chứng đau đầu căng cơ hiệu quả

Mặc dù các phương pháp điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng đau đầu do căng cơ, tuy nhiên nếu không phòng tránh từ các nguyên nhân gây bệnh thì tình trạng này hoàn toàn có thể tái phát, tiến triển nặng hơn. Dưới đây là một vài biện pháp thay đổi lối sống giúp bạn hạn chế tình trạng đau đầu căng cơ:

  • Hạn chế hoặc tránh xa khỏi những yếu tố gây căng thẳng, stress.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để tránh bị mất nước.
  • Thiết lập lối sống với các hoạt động thể dục, thể thao lành mạnh.
  • Bổ sung chế độ ăn đủ chất, hạn chế đồ ăn chiên, rán, xào.
  • Ngủ đủ giấc và tạo thói quen ngủ đều đặn, hạn chế thức khuya.
  • Tập thiền định, thực hành các bài tập hít thở sâu để cung cấp oxy cho não.
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hoạt huyết, bổ huyết và tăng cường lưu thông máu đến não để nuôi dưỡng mô cơ khỏe mạnh và hạn chế tình trạng đau mỏi do căng cơ.

Chúng tôi mong rằng những kiến thức trên đây đã phần nào cho bạn một cái nhìn rõ nét nhất về chứng đau đầu do căng cơ. Việc nắm rõ được triệu chứng và tác dụng của các phương pháp điều trị sẽ giúp bạn chủ động trong việc chẩn đoán và lựa chọn phương pháp phù hợp.

Lên đầu trang
Loading