I - Tìm hiểu về bệnh trĩ sau sinh
Trĩ sau sinh là tình trạng bệnh trĩ xuất hiện ở phụ nữ sau khi sinh con. Lúc này, tĩnh mạch vùng trực tràng hậu môn bị ứ máu và sưng tạo thành các búi trĩ. Đây là hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Nhiều thống kê cho thấy phụ nữ sinh thường hoặc mắc bệnh trĩ ngay từ khi mang thai thì sau sinh có nguy cơ bị trĩ cao hơn. Tình trạng này gây nhiều trở ngại cho chị em trong đời sống hàng ngày, khiến cho giai đoạn chăm con trở nên vất vả và mệt mỏi hơn rất nhiều.
Dựa vào vị trí xuất hiện và các triệu chứng kèm theo, bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh có thể chia làm hai loại riêng biệt bao gồm:
- Trĩ nội: Búi trĩ xuất hiện bên trong hậu môn, thường là do tĩnh mạch của trực tràng hoặc tĩnh mạch trên đường lược hậu môn bị ứ đọng máu. Loại trĩ này thường ít khi gây đau, với biểu hiện chính là chảy máu và sa búi trĩ.
- Trĩ ngoại: Xung quanh hậu môn thường xuất hiện cục thịt thừa. Bệnh ít khi gây chảy máu nhưng sẽ gây đau nhiều hơn, cũng như nguy cơ gây ra biến chứng cũng cao hơn trĩ nội.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khiến phụ nữ mắc trĩ sau sinh bao gồm:
- Sinh thường.
- Thời gian sinh kéo dài hơn 12 tiếng.
- Giai đoạn chuyển dạ thứ hai kéo dài.
- Rặn quá mức trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
- Trẻ sau sinh có cân nặng lớn.
- Mang thai kéo hơn 40 tuần.
II - Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh
1. Áp lực từ thai nhi
Khi mang thai, thai nhi phát triển khiến tử cung tạo áp lực tới tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch đưa máu từ chân về tim). Áp lực này có thể khiến lưu lượng máu tại tĩnh mạch này lưu thông chậm hơn, ứ đọng, gây áp lực trực tiếp tới các tĩnh mạch xung quanh hậu môn và trực tràng của mẹ bầu và khiến chúng sưng lên.
Bên cạnh đó, vào những tháng cuối thai kỳ khi thai nhi đã lớn, áp lực từ ổ bụng đổ dồn xuống vùng xương chậu, khiến mạch máu càng bị chèn ép và khó lưu thông hơn. Các tĩnh mạch do đó bị giãn ra và hình thành các búi trĩ.
2. Rặn nhiều khi sinh
Trong giai đoạn chuyển dạ và sinh thường, người phụ nữ sẽ cần phải dùng nhiều sức để rặn. Nhưng trong một số trường hợp rặn đẻ quá mạnh hoặc quá nhiều có thể khiến tử cung chèn ép lên khu vực khoang chậu, khiến áp lực máu tăng mạnh tới các tĩnh mạch, nguy cơ khiến cho cơ trơn hậu môn bị suy yếu. Điều này có thể khiến tĩnh mạch sưng to, thậm chí còn có thể gây sa búi trĩ khỏi hậu môn.
Chưa kể, ở những người mới sinh thường lần đầu sẽ cần thực hiện một thủ thuật gọi là rạch tầng sinh môn để trẻ ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, quá trình khâu vết cắt tầng sinh môn có thể vô tình làm ảnh hưởng tới các tĩnh mạch hậu môn cũng như các cơ tại khu vực này, qua đó tạo điều kiện khiến trĩ sau sinh hình thành.
3. Đã từng bị trĩ trước đó
Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone ở phụ nữ tăng cao, là nguyên nhân khiến tĩnh mạch tại hậu môn bị giãn ra, ứ máu rồi hình thành búi trĩ. Ngoài ra, hormone progesterone cao còn làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn khi đi qua dạ dày và ruột, khiến phân bị rút nước, khô cứng, tạo điều kiện hình thành chứng táo bón.
4. Mắc chứng táo bón
Theo một khảo sát về tỷ lệ táo bón khi mang thai, có tới 35% phụ nữ mắc chứng táo bón ngay trong tam cá nguyệt thứ nhất và 39% trong tam cá nguyệt thứ hai. Trong khi đó, táo bón lại chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bệnh trĩ hình thành cũng như là yếu tố khiến cho trĩ trở nặng hơn.Thường thì táo bón ở phụ nữ mang thai bắt nguồn từ việc bồi bổ quá mức, ăn ít rau mà lại nhiều đạm cộng thêm việc ít vận động khiến thức ăn chậm tiêu. Khi bị táo bón, các mạch máu trực tràng và hậu sẽ phải chịu nhiều áp lực, đặc biệt là khi đi vệ sinh. Và đây cũng là nguyên nhân khiến trĩ hình thành.
III - Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
1. Chảy máu
Triệu chứng chảy máu trĩ thường xuất hiện nhiều hơn ở những phụ nữ sau sinh mắc trĩ nội. Thời gian đầu, triệu chứng chảy máu thường không rõ ràng, khó nhận biết, chỉ có thể quan sát thông qua những vệt máu bám trên phân hoặc giấy vệ sinh khi đi đại tiện. Tuy nhiên, khi trĩ tiến triển nặng hơn, máu có thể chảy nhỏ giọt hoặc thậm chí là bắn thành tia.
Ở một số trường hợp mắc trĩ vòng hoặc trĩ huyết khối, có thể xuất hiện cục máu đông lẫn vào phân khi đi đại tiện. Điều này là do máu từ các búi trĩ nội chảy ra bị đông lại ở trực tràng, khi chúng ta đi đại tiện sẽ ra ngoài theo phân.
2. Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn
Sa búi trĩ là vấn đề nhiều người mắc bệnh trĩ, bao gồm cả phụ nữ sau sinh gặp phải. Thường thì trong thời điểm trĩ còn nhẹ (như giai đoạn trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2) người mắc sẽ khó phát hiện do chúng vẫn nằm trong hậu môn. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời và để trĩ tiến triển sang giai đoạn 3 hoặc 4, búi trĩ sẽ bắt đầu sa ra ngoài mỗi khi gắng sức, thậm chí sa ra ngoài không thể tự chủ. Điều này gây cản trở đến cuộc sống hàng ngày nhất là lúc đi đại tiện hoặc lúc ngồi xuống.
Bên cạnh đó, phụ nữ sau sinh mắc trĩ ngoại cũng có thể cảm nhận được các triệu chứng trĩ sa tương tự ở hậu môn. Khu vực mép hậu môn có thể xuất hiện cục thịt thừa, gây cảm giác cộm mỗi khi có sự va chạm, tiếp xúc.
3. Ngứa hậu môn
Một dấu hiệu phổ biến để nhận biết bệnh trĩ ở mẹ sau sinh, đó là cảm giác ngứa ngáy ở vùng hậu môn hoặc búi trĩ. Không chỉ gây ra cảm giác khó chịu cho chị em trong thời gian chăm con mà còn làm mất tự tin khi giao tiếp và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Xem thêm: Tại sao bị trĩ lại ngứa hậu môn?
4. Đau, sưng hậu môn
Mặc dù có thể xuất hiện ở người bệnh bị trĩ nội, nhưng triệu chứng sưng và đau hậu môn sau sinh lại phổ biến hơn đối với những người mắc trĩ ngoại. Những triệu chứng này xuất hiện khi các mạch máu tĩnh mạch bị tắc nghẽn hoặc do các búi trĩ nội sa xuống gây tắc mạch. Khi này, búi trĩ bị kích ứng và sưng to lên, gây nhiều đau đớn cho người bệnh đặc biệt là lúc đi vệ sinh hoặc ngồi xuống.
Tìm hiểu: Những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở phụ nữ
Trường hợp nặng, phụ nữ bị trĩ sau sinh có thể bị sưng, đau vùng hậu môn
IV - Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?
Theo các chuyên gia, tình trạng trĩ sau sinh không thực sự đáng lo ngại bởi các búi trĩ sẽ tự co lại sau vài ngày kể từ khi sinh. Các triệu chứng như chảy máu, đau rát hoặc ngứa ngáy ở hậu môn thường sẽ chỉ xuất hiện nhiều vào khoảng năm ngày đầu sau sinh, sao đó sẽ tự giảm dần sau khoảng 2 tuần. Lý do là bởi sau khi sinh, tử cung sẽ dần thu nhỏ lại, nhờ đó mà áp lực tới tĩnh mạch hậu môn và trực tràng cũng sẽ được giảm bớt, trĩ cũng theo đó mà tự thuyên giảm.
Tuy nhiên, nếu sau 2 tuần các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ sau sinh cần sớm đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Tìm hiểu rõ hơn: Bệnh trĩ có tự khỏi không?
V - Những cách điều trị bệnh trĩ sau sinh hiệu quả, phổ biến
Nếu như sau sinh bị bệnh trĩ mà các mẹ chưa biết phải làm sao để khắc phục, thì dưới đây là gợi ý một số phương pháp điều trị hiệu quả phổ biến có thể tham khảo.
1. Khắc phục làm giảm triệu chứng tại nhà
Trong giai đoạn bệnh mới khởi phát, trĩ sau sinh hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng việc kết hợp các phương pháp sau đây:
- Chườm lạnh vùng hậu môn: Sử dụng đá để chườm lạnh vùng hậu môn giúp giảm sưng cũng như giảm ngứa.
- Ngâm nước muối ấm hoặc xông hơi: Ngâm nước muối ấm hoặc xông hơi vùng hậu môn hàng ngày sẽ giúp làm dịu triệu chứng trĩ. Chị em nên sử dụng muối ưu trương hoặc muối epsom, tránh dùng muối ăn kẻo bị kích ứng.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn: Tránh dùng giấy chà sát quá mạnh sau khi đi đại tiện. Thay vào đó, rửa vùng hậu môn bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
- Sử dụng các cây thuốc dân gian: Rửa hoặc xông hơi vùng hậu môn bằng các cây thuốc nam trị bệnh trĩ, như lá khế, trầu không để giảm viêm nhiễm.
- Uống đủ nước: Mỗi ngày, chị em nên thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể để giữ phân mềm và tránh táo bón.
Thường xuyên vệ sinh, ngâm rửa khu vực bị trĩ
2. Dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
Những loại thuốc dưới đây có thể làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trĩ sau sinh:
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Các loại thuốc này giúp tạm thời giảm đau do triệu chứng trĩ gây ra, chẳng hạn như thuốc chứa paracetamol. Nhưng hãy nhớ chỉ dùng khi đau rát xảy ra thường xuyên, và chỉ dùng đủ liều mỗi lần.
- Thuốc mỡ, thuốc kem, thuốc xịt: Các loại thuốc bôi trị bệnh trĩ này có thể bôi trực tiếp lên vùng trĩ để làm giảm đau rát và chảy máu nhanh chóng như Titanoreine, kem bôi chữ A, hoặc Hemorrhostop,… Chị em có thể tham khảo.
- Thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân: Với mục đích là cải thiện tình trạng táo bón, giúp việc đi cầu dễ dàng hơn. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc làm mềm phân phù hợp với thể trạng bệnh.
- Thuốc đặt hậu môn: Chị em nên dùng các loại thuốc đặt giúp làm bền thành mạch, co mạch được sử dụng phổ biến như thuốc kết hợp lidocaine + tribenoside, titanoreine, proctolog,… Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng ở vị trí có vết thương hở.
Chú ý: Các loại thuốc chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng cần phải có sự đồng ý của bác sĩ vì nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ.
3. Phẫu thuật trong trường hợp nghiêm trọng
Trong trường hợp bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh bước vào giai đoạn chuyển biến xấu, triệu chứng xuất hiện nhiều hơn, các phương pháp tự điều trị không còn hiệu quả thì chị em nên xem xét tới phương pháp điều trị trĩ ngoại khoa. Đây là những cách điều trị yêu cầu sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ búi trĩ theo các phương pháp cổ điển hoặc hiện đại.
Tuy nhiên, việc phẫu thuật có thể gây tắc tuyến sữa, cũng như yêu cầu thời gian hồi phục.
Khắc phục trĩ sau sinh với viên Trĩ Ngự Y Mật Phương
Đối với chị em sau sinh việc điều trị trĩ gặp nhiều khó khăn do phải hạn chế dùng nhiều loại thuốc, đặc biệt là những thuốc dùng đường uống (Vì một số thuốc dùng đường uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ từ đó gián tiếp tác động đến sức khỏe của con nhỏ). Vậy nên, hầu hết phụ nữ sau sinh chỉ dùng những loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng điều trị triệu chứng tức thời nên trĩ dễ dàng tái phát và có hướng trở nặng hơn.
Đông y vẫn luôn được biết đến với ưu điểm an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ và đặc biệt là trị bệnh tân gốc nên hạn chế tái phát. Nếu tìm đúng sản phẩm nữa thì hiệu quả chữa bệnh rất tốt.
Với viên trĩ Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2, chị em có thể hoàn toàn yên tâm về tính an toàn - hiệu quả.
An toàn:
- Vì các thành phần đều là dược liệu tự nhiên như: Đẳng sâm, hoàng kỳ, thăng ma, trần bì, ý dĩ, bạch truật, đương quy...
- Nguồn dược liệu được nuôi trồng, chăm sóc, thu hái, vận chuyển, bảo quản nằm trong kiểm soát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn GACP, GCP, GSP.
- Được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất đạt chuẩn GMP-WHO.
- Sản phẩm được sản xuất theo phương thức Ngự y mật phương đây là nơi chứa những bài thuốc hiệu quả nhất chỉ dành cho bậc quân vương, đại thần ngày xưa sử dụng.
- Chuẩn Đông y thế hệ 2.
- Giảm nhanh các triệu chứng: Đau rát, chảy máu, sưng tấy ở hậu môn.
- Cải thiện táo bón - tình trạng hay gặp ở chị em sau sinh, giúp chị em đi đại tiện dễ dàng, đều đặn.
- Giúp búi trĩ co lên và teo dần sau 1 tháng sử dụng.
- Dùng đủ 1 liệu trình: Thay đổi được cả cơ địa, từ đó thành mạch máu bền vững các búi trĩ không còn cơ hội quay trở lại.
Ngự y mật phương 15 là sản phẩm hỗ trợ trị bệnh trĩ sau sinh hiệu quả
VI - Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ cho mẹ sau sinh
1. Phòng ngừa trĩ sau sinh với chế độ sinh hoạt
- Vận động, thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, từ đó hạn chế tình trạng táo bón. Bạn nên chạy bộ nhẹ nhàng khi bị trĩ, tập những bài thể dục nhẹ như bơi lội, tập yoga, dưỡng sinh… và tránh những bài tập có cường độ mạnh vì điều này có thể làm nặng thêm bệnh trĩ.
- Tắm ngồi: Bạn có thể tắm ngồi trong bồn tắm hoặc chậu nước lớn. Vì khi tiếp xúc với nước ấm sẽ làm dịu hậu môn, giảm đau rát, ngứa ngáy. Để đạt hiệu quả bạn nên ngâm tối đa trong nước ấm khoảng 15 phút.
- Tránh căng thẳng: Căng thẳng hoặc stress thường hay gặp ở phụ nữ sau khi sinh do áp lực chăm con nhỏ. Tuy nhiên hãy cố gắng điều chỉnh tâm trạng, bởi khi căng thẳng không chỉ tạo điều kiện hình thành bệnh trĩ và còn gây ra nhiều vấn đề khác về tâm lý và thể chất.
- Tránh nhịn vệ sinh: Việc nhịn đi vệ sinh sẽ làm phân bị giữ lại ở trong đại tràng sẽ xảy ra tình trạng phân bị rút nước và trở nên khô cứng khó thải ra ngoài. Do đó, phụ nữ sau sinh không nên nhịn vệ sinh, và nếu đi vện sinh cũng không nên rặn mạnh, để tránh tạo áp lực lên hậu môn và giảm triệu chứng trĩ.
2. Phòng ngừa trĩ sau sinh với chế độ ăn uống
Chế độ ăn cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh trĩ. Do đó nếu chưa biết trĩ sau sinh nên ăn gì thì chị em có thể tham khảo bổ sung những nhóm thực phẩm sau:
- Rau xanh và ngũ cốc: Bổ sung rau xanh và ngũ cốc vào chế độ ăn hàng ngày để cung cấp chất xơ, cải thiện chuyển hóa và giảm nguy cơ táo bón.
- Bổ sung thực phẩm giàu magiê, kẽm: Magiê và kẽm giúp tăng cường sự linh hoạt của mô và mạch máu. Bạn có thể bổ sung magiê từ các loại hạt đậu, chuối, socola…, bổ sung kẽm từ hạt hướng dương, hạt bí ngô….
- Thực phẩm giàu collagen: Collagen giúp duy trì độ đàn hồi và phục hồi niêm mạc hậu môn rất tốt nên chị em có thể bổ sung collagen từ một vài thực phẩm trứng, da lợn, cá hồi.
- Thực phẩm tăng đề kháng đường ruột: Mẹ sau sinh cũng nên ăn sữa chua hoặc men vi sinh để cung cấp vi khuẩn có lợi, giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh và tránh táo bón.
Nên đọc: Bệnh trĩ nên kiêng ăn gì?
Bổ sung rau xanh và nước để làm mềm phân, tăng cường chất xơ
Trĩ có thể xuất hiện trong hoặc sau quá trình mang thai và gây ra nhiều bất tiện đặc biệt trong thời kỳ nhạy cảm như sau khi sinh. Nhưng nếu chị em có những biện pháp chủ động phòng tránh và điều trị sớm có thể nhanh chóng đẩy lùi trĩ.
DS. Nhi
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/tri-sau-sinh-co-tu-khoi-khong-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-n21131.html